Hộp số MT là gì? Có nên thay hộp số MT sang AT không? 

Hộp số MT là gì? Có nên thay hộp số MT sang AT không? 

Bên cạnh các loại hộp số tự động, hộp số MT vẫn đang được sử dụng tương đối phổ biến. Vậy hộp số MT là gì? Bạn đã nắm được cấu tạo hộp số sàn ô tô? Thực tế không quá nhiều người biết và hiểu rõ về những thuật ngữ này. Để có câu trả lời chính xác, cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn tại bài viết chia sẻ dưới đây!

Hộp số Mt là gì
Hộp số MT là gì? Bạn biết gì về hộp số MT trên xe hơi?

 

Hộp số MT là gì?

Hộp số MT là loại hộp số đang được sử dụng tương đối phổ biến hiện nay. Cụ thể MT được viết tắt từ Manual Transmission. Nó còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như hộp số sàn hay hộp số tay. 

Đây cũng chính là loại hộp số lâu đời nhất hiện nay. Tính đến thời điểm hiện tại, chúng ta cũng vẫn đang sử dụng xe số sàn phục vụ quá trình lấy và thi bằng. Công bằng mà nói, lái xe số sàn phức tạp hơn rất nhiều so với các dòng xe tự động. 

Khi điều khiển loại xe này, tài xế buộc phải tự điều chỉnh số xe cùng chân côn. Việc vận hành xe trong một thời gian dài có thể khiến tài xế nhanh bị mỏi, đau khớp chân. Tuy nhiên đổi lại, xe số sàn được nhiều tài xế yêu thích bởi cảm giác chân thực, chuyên nghiệp.

Bạn cũng có thể hiểu xe số sàn giống như một chiếc xe máy côn tay trong khi xe ga tương tự như dòng xe số tự động. 

Hộp số sàn là gì
Hộp số sàn là gì? Đặc điểm vận hành của hộp số sàn chưa?

Tìm hiểu về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hộp số MT

Việc nắm rõ cấu tạo cũng như nguyên lý vận hành của hộp số MT đặc biệt quan trọng. Nó có ảnh hưởng trực tiếp đến tuổi thọ cùng hiệu quả vận hành phương tiện. Vậy hộp số sàn có cấu tạo như thế nào? Nguyên lý vận hành của nó ra sao?

Cấu tạo hộp số MT

Thường hộp số sàn sẽ được cấu tạo gồm 3 phần: Trục sơ cấp, thứ cấp và trục trung gian. Trên các trục đều sẽ được bố trí hệ thống bánh răng cố định, ăn khớp với nhau. 

Theo đó tỷ số truyền của động cơ sẽ thay đổi khi chúng ta dẫm hoặc nhả côn điều chỉnh cần số. Đây cũng là cách duy nhất để người lái có thể chuyển đổi chế độ hoạt động của phương tiện. Thao tác thực hiện cần được kết hợp đồng thời với chân côn tránh giật cục, chết máy trong quá trình sử dụng. 

Nguyên lý vận hành của hộp số MT

Có thể bạn chưa biết: Hộp số MT sử dụng ly hợp ma sát dạng đĩa để ngắt và truyền lực tới động cơ. Thông qua chân côn, người lái có thể dễ dàng điều chỉnh hoạt động của ly hợp. Lúc này hệ thống bánh răng trên các trục sẽ được điều chỉnh nhằm thay đổi tỉ số truyền động. 

cấu tạo hộp số sàn Mt là gì
Bạn đã nắm được nguyên lý cùng cấu tạo của hộp số MT chưa?

Bằng cách thực hiện đồng thời thao tác dẫm chân côn và điều chỉnh cần số người lái đã có thể linh hoạt chuyển đổi chế độ vận hành của xe. Đây cũng chính là nguyên lý vận hành chung của hầu hết các loại hộp số MT. 

Các loại hộp số sàn trên thị trường hiện nay

Nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu sử dụng của người dùng, các loại hộp số sàn dẫn được cải tiến, đa dạng. Trong đó, hộp số sàn 4 cấp và hộp số 6 cấp đang được sử dụng cực kỳ phổ biến.

Hộp số sàn 4 cấp

Hộp số 4 cấp thường có 4 cặp bánh răng tương ứng với 4 tỉ số truyền. Điều này đồng nghĩa với dải số của xe sẽ bị bó hẹp. Như vậy những thao tác điều chỉnh và vận hành phương tiện cũng trở nên khó khăn hơn. 

Hộp số 6 cấp

Tương tự hộp số 6 cấp được trang bị 6 cặp bánh răng số tiến và số lùi. Dĩ nhiên việc tăng thêm 2 cấp số giúp việc vận hành phương tiện trở nên dễ dàng hơn. 

Ngoài ra hộp số sàn 5 cấp, 7 cấp thâm chí là 9 cấp cũng đang được sử dụng ngày càng phổ biến. 

 

Hộp số sàn 6 cấp
Hình ảnh hộp số sàn 5 cấp, 6 cấp đang được nhiều người quan tâm

Đánh giá ưu và nhược điểm của hộp số MT

Tương tự như các loại hộp số khác trên thị trường, hộp số sàn MT cũng có những ưu và nhược điểm riêng. Cụ thể chúng ta cùng đi vào phân tích những ưu và nhược điểm của sản phẩm này nhé!

Ưu điểm của hộp số MT

– Thực tế cho thấy, xe sử dụng hộp số MT tiêu hao lượng nhiên liệu ít hơn nhiều so với hộp số sàn tự động. 

– Sản phẩm có thiết kế đơn giản, nên việc vận hành hay bảo dưỡng cũng không quá phức tạp. Đồng thời chi phí sửa chữa, bảo dưỡng cũng không quá cao. 

– Xe sử dụng hộp số MT cho khả năng kiểm soát xử lý tình huống nhanh chóng. 

– Đây cũng là loại hộp số được người dùng đánh giá cao bởi trải nghiệm chân thực, lôi cuốn.

Nhược điểm của hộp số MT

– Thao tác điều khiển phức tạp, khó chuyển đổi giữa các chế độ lái. 

– Việc sử dụng quá nhiều thao tác chân là nguyên nhân khiến tài xế dễ bị đau, mỏi khớp gối.

hộp số 4 cấp
Xe trang bị hộp số MT liệu có đảm bảo an toàn không?

Vậy nên sử dụng hộp số MT hay hộp số tự động?

Khó có thể đưa ra câu trả lời chính xác cho vấn đề này. Người dùng nên quyết định dựa trên sở thích cũng như độ phù hợp với nhu cầu sử dụng. Ví dụ:

– Hộp số MT: Phù hợp cho những người yêu thích cảm giác chân thực, đi đường dài với tần suất giao thông không cao. Đặc biệt những model xe sử dụng hộp số MT thường có giá không quá cao. 

– Hộp số tự động: Xe sử dụng hộp số tự động thường được ưu tiên trên những đoạn đường nội đô bằng phẳng. Phương tiện có giá bán tương đối cao, đem lại cho người lái cảm giác mượt mà, không rung lắc. Bên cạnh đó, thiết kế cùng giá thành của những phiên bản xe số tự động cũng được người dùng đặc biệt yêu thích.

 

Vừa rồi chúng ta vừa cùng nhau đưa ra câu trả lời cho vấn đề: Hộp số MT là gì? Nên sử dụng xe trang bị hộp số MT hay AT? Bên cạnh đó là một số loại hộp số sàn đang được sử dụng phổ biến hiện nay. Hy vọng những thông tin được tổng hợp tại bài viết có thể đưa đến cho bạn những thông tin thú vị, bổ ích!

Biên Tập Hằng

[adsense_block_detail]

Bài viết liên quan

Read also x

Website đang trong quá trình chạy thử nghiệm

Website đang chạy thử nghiệm