Bà bầu có ăn được lá lốt không? Một số lưu ý quan trọng cho bà bầu

Bà bầu có ăn được lá lốt không? Một số lưu ý quan trọng cho bà bầu

Lá lốt là một loại cây rất phổ biến ở nước ta, xuất hiện ở các món ăn từ dân giã cho đến cao cấp. Đây cũng được coi là một loại thực phẩm tốt, có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, câu hỏi được thắc mắc nhiều nhất đối với loại cây này là: “Bà bầu có ăn được lá lốt không?”. Để giải đáp câu hỏi này bài viết sau đây sẽ chia sẻ tới bạn những kiến thức thú vị nhất về lá lốt nhé.

Lá lốt là gì? Lá lốt trong tiếng Anh là gì?

Bạn đã bao giờ từng thắc mắc, lá lốt là gì? Lá lốt trong tiếng Anh là gì, hay chưa?

là lốt là gì?
Là lốt là gì?

Cây lá lốt là loại cây thuộc họ hồ tiêu, có tên gọi tiếng Anh là Piper sarmentosum. Cây được xếp vào hàng các cây thân thảo, được sử dụng làm thực phẩm, gia vị trong các món ăn và dược liệu làm thuốc trong Đông y. Trong đó, cây lá lốt được sử dụng phổ biến, thông dụng nhất là ở món ăn trong gia đình.

Công dụng của lá lốt đối với sức khỏe

Đặc tính của cây lá lốt là nồng, ấm, có tác dụng chống cảm lạnh cho con người. Cây không hề có độc tính nên bạn hoàn toàn yên tâm sử dụng để chế biến các món ăn cho gia đình.

Cây lá lốt còn được biết đến để điều trị dược liệu chữa các loại bệnh như: thương hàn, phong hàn, đau nhức xương khớp, rối loạn tiêu hoá, tê khớp chân tay do thay đổi thời tiết,…

Công dụng của lá lốt
Công dụng của lá lốt

Trong Đông y, cây lá lốt còn đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị các bệnh, lạnh bụng, đau bụng, đau nhức xương khớp. Loại cây này cũng được sử dụng kết hợp với các cây như rễ bưởi, rễ cây cỏ xước, xương sông,… để tăng hiệu quả chữa trị bệnh cho con người.

Mặc dù đem đến nhiều lợi ích cho con người, nhưng lá lốt cũng được khuyến cáo rằng không nên ăn quá 100g lá lốt tươi mỗi ngày. Nếu không sẽ xảy ra một số tác dụng phụ ngoài mong muốn.

Bà bầu có ăn được lá lốt không?

Phụ nữ mang thai thường kèm theo các triệu chứng ốm nghén, hệ tiêu hoá giảm. Nên nhiều mẹ bầu thắc mắc rằng ăn lá lốt có tốt không? Hay bà bầu ăn lá lốt có mất sữa không? Câu trả lời cho các mẹ đó là lá lốt rất tốt cho phụ nữ mang thai. Lá lốt có tác dụng hỗ trợ hệ tiêu hoá, giúp ăn ngon miệng hơn và giảm ốm nghén.

Bà bầu có ăn được lá lốt không?
Bà bầu có ăn được lá lốt không?

Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé, chỉ nên dùng lá lốt 1-2 lần/tuần là tốt nhất. Nếu dùng quá nhiều sẽ gây tích tụ nhiệt trong người, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của thai phụ.

Còn đối với việc mất sữa sau sinh khi ăn lá lốt chưa được kết luận một cách chính xác. Vì vậy, nếu trong thời gian dùng lá lốt, các mẹ thấy bé không thích bú thì nên ngừng ăn món này để đảm bảo.

Công dụng của lá lốt đối với bà bầu

Bà bầu khi dùng lá lốt sẽ đem đến một số công dụng như sau:

Lá lốt hỗ trợ hệ tiêu hoá ở bà bầu

Hầu hết, khi mang thai, các mẹ bầu đều gặp phải vấn đề táo bón. Hãy khắc phục tình trạng này bằng cách sử dụng lá lốt với lượng ăn vừa đủ để có tác dụng ngăn ngừa táo bón. Đồng thời, cải thiện, hỗ trợ đường tiêu hoá tốt hơn. Đó là bởi lá lốt có tính nồng, ấm, ngăn ngừa được các triệu chứng đầy hơi, khó tiêu ở bà bầu.

công dụng của lá lốt đối với bà bầu
Lá lốt hỗ trợ tiêu hóa ở bà bầu

Chống chảy máu chân răng

Trong trường hợp, phụ nữ mang thai bị chảy máu chân răng, thì nên sử dụng lá lốt để khắc phục.

Chữa ho bằng lá lốt

Lá lốt có chứa chất chống oxy hoá, có tác dụng điều trị ho ở bà bầu.

Lá lốt giúp điều trị bệnh phụ khoa

Trong quá trình mang thai, mẹ bầu có thể gặp phải tình trạng viêm nhiễm âm đạo, ra nhiều khí hư, gây ngứa ngáy, khó chịu. Khi đó, các mẹ bầu có thể sử dụng lá lốt để vệ sinh vùng kín tốt hơn.

Điều trị nám da ở phụ nữ mang thai

Trong lá lốt có chứa hoạt chất phenol, có tác dụng ức chế hoạt động của vi khuẩn gây viêm, gây mụn. Bên cạnh đó, vitamin ở lá lốt cũng có tác dụng cân bằng độ pH cho da. Khắc phục tình trạng dầu nhờn, viêm nhiễm lỗ chân lông.

lá lốt điều trị nám da ở bà bầu
Lá lốt điều trị nám da ở bà bầu

Đối với phụ nữ mang thai có thể sử dụng lá lốt để loại bỏ tế bào chết, kháng khuẩn, chữa nam, giúp da trắng sáng hơn. Phương pháp này vừa an toàn lại vô cùng hiệu quả.

>> Xem thêm: Xu cà na là gì? Nguồn gốc và ý nghĩa thực sự của xu hướng này trên MXH

Một số lưu ý cho bà bầu khi ăn lá lốt

– Bà bầu có tiền sử sảy thai, thai lưu nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng lá lốt

– Không nên sử dụng quá nhiều lá lốt, có thể gây nóng trong người

– Kết hợp cùng các nguyên liệu dinh dưỡng khác để chế biến như: nấu canh, xào thịt bò,…

Một số lưu ý cho bà bầu khi ăn lá lốt
Một số lưu ý cho bà bầu khi ăn lá lốt

Một số món ăn làm từ lá lốt dành cho mẹ và bé

Thịt bò xào lá lốt

Nguyên liệu chuẩn bị:

– 150-200g thịt bò, được thái lát mỏng

– 1/2 củ hành tây

– 1 năm lá lốt, làm sạch, thái miếng dày

– Tỏi băm

Món thịt bò xào lá lốt
Món thịt bò xào lá lốt

Cách chế biến:

– Ướp thịt cùng tỏi băm, muối, tiêu, đường, xì dầu, bột nêm. Đợi thịt bò ngấm gia vị, sau đó thêm một thìa cà phê bột bắp để tiếp tục ướp thịt.

– Ướp thịt trong khoảng 10, sau đó bắc chảo, cho dầu vào đun nóng và phi tỏi.

– Xào thịt trên lửa nhỏ, cho đến khi thịt chín tái thì cho ra đĩa.

– Cho dầu ăn vào chảo, cho lá lốt và hành tây vào đảo đều, cùng một chút muối, bột nêm.

– Cho thịt bò ở đĩa vào xào cùng.

– Đảo đến khi chín đều thì tắt bếp.

Lá lốt nấu canh cá lóc

Nguyên liệu chuẩn bị:

– 1 con cá lóc nhỏ, phi lê

– 10 lá lốt

– Hành tím 4 củ, gừng 1 củ

Món lá lốt nấu canh cá lóc
Món lá lốt nấu canh cá lóc

Cách chế biến:

– Cá lóc thái khúc, ướp cùng hạt nêm và nước mắm

– Thái nhỏ lá lốt sao cho vừa ăn

– Bắc chảo lên bếp, cho dầu ăn, phi hành tím và gừng

– Cho cá vào chảo, xào cho săn miếng cá lại

– Cho nước vào nồi nấu sôi, cho nước mắm, hạt nêm, chút đường, giấm để tạo vị chua ngọt

– Đợi đến khi nước sôi cho lá lốt vào rồi tắt bếp

Thịt cuốn lá lốt/Chả lá lốt

Nguyên liệu chuẩn bị:

– 250g thịt lợn nạc băm nhỏ

– 30g mộc nhĩ, băm nhỏ

– Lá lốt, hành khô

Món chả cuốn lá lốt
Món chả cuốn lá lốt

Cách chế biến:

– Trộn mộc nhĩ băm nhỏ cùng thịt lợn, cho thêm gia vị muối, hạt nêm, tiêu. Đợi 10-20 phút để gia vị thấm đều.

– Dùng lá lốt để cuốn nhân. Lưu ý nên để nhân chả ở mặt gân lá để màu chả được đẹp mắt.

– Bắc chảo lên bếp, cho dầu ăn, chiên chả ở lửa vừa. Để chả chín đều 2 mặt thì cho ra.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về vấn đề “bà bầu có ăn được lá lốt không?”. Hy vọng những thông tin được chia sẻ ở trên hữu ích với các mẹ bầu. Chúc các mẹ bầu chăm sóc sức khỏe của mình thật tốt để thai nhi luôn khỏe mạnh. 

Nam Hoang Do

Tôi là Đỗ Hoàng Nam - Tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm nghiên cứu, đánh giá chuyên sâu về các sản phẩm xe máy, ô tô, máy công nghiệp và các kiến thức đời sống khác. Hy vọng những thông tin tôi chia sẻ sẽ giúp ích cho quý vị và các bạn!

[adsense_block_detail]

Bài viết liên quan

Read also x

Website đang trong quá trình chạy thử nghiệm

Website đang chạy thử nghiệm