Chúa tể sơn lâm là con nào? Các câu chuyện về chúa tể sơn lâm hay

Chúa tể sơn lâm là con nào? Các câu chuyện về chúa tể sơn lâm hay

Cụm từ chúa tể sơn lâm là một thuật ngữ đã chẳng còn xa lạ với nhiều người. Tuy nhiên lại không phải ai cũng biết thuật ngữ văn hoá này là ám chỉ hổ hay là sư tử. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về chúa tể sơn lâm trong bài viết dưới đây nhé!

chúa tể sơn lâm là con gì

 

Theo bạn loài vật nào mới xứng đáng là chúa sơn lâm?

Chúa tể sơn lâm là thuật ngữ chỉ con vật gì?

Nhiều người không biết chúa tể sơn lâm là ai, thực tế cụm từ này không chỉ con người, mà để nói về loài vật chiếm vị trí cao nhất trong thế giới động vật,

Đặc điểm của chúa tể sơn lâm

Cụm từ chúa tể sơn lâm có thể phân tích như sau: Chúa tể là kẻ đứng đầu, sơn là núi, lâm là rừng. Chúa tể sơn lâm là nói về kẻ đứng đầu nơi rừng núi, nhưng điều này chỉ mang tính ước lệ trong văn hoá. 

Những đặc điểm của chúa tể sơn lâm được miêu tả như sau:

  • Là loài dã thú có thân mình mạnh mẽ, to lớn và hung dữ.
  • Là loài động vật ăn thịt.
  • Thường chiếm vị trí đầu bảng trong khu vực mà chúng sinh sống.

Chúa tể sơn lâm là con gì?

Có hai ứng cử viên cho danh hiệu chúa tể sơn lâm là hổ và sư tử. Trên thực tế, danh hiệu này thuộc về cả hai do sự khác biệt trong văn hoá phương Đông và phương Tây. 

Phương Tây 

Rất nhiều nước phương Tây thời xưa đã vẽ hình sư tử lên quốc huy và quốc kỳ như một cách để biểu dương về quyền lực của mình. Người thời xưa ở đây cũng ví những người quả cảm và có lương tâm là người sở hữu “trái tim sư tử”.

Con vật này từng là nỗi kinh hãi của cả con người lẫn động vật. Thậm chí một đất nước Trung Đông như Ai Cập cũng coi sư tử như là một linh vật.

hình ảnh chúa tể sơn lâm

Sư tử được coi là chúa sơn lâm phương Tây

Phương Đông

Đối với văn hoá phương Đông chúng ta thì Hổ mới chính là loại được mệnh danh là Chúa sơn lâm. Người Việt Nam ta thì gọi bằng nhiều cái tên khác như “sơn quân”, “sơn thần” và thờ phụng ở nhiều nơi. Người Trung Quốc cho rằng hình ảnh của Hổ mang tính quyền lực do những sọc vằn trên trán giống như chữ “Vương”.

chúa tể sơn lâm là ai

Hổ được coi là chúa sơn lâm phương Đông

Thông qua bài viết trên, hẳn là bạn đã nắm được chúa tể sơn lâm là hổ hay sư tử rồi đúng không? Hiện nay cũng có rất nhiều các phim hoạt hình chúa tể sơn lâm nổi tiếng, ví dụ như Vua sư tử Simba, The Jungle book… Hay các bộ phim lấy hình ảnh về hổ như Life of Pi, The tiger: An old hunter’s tale…. 

Các câu chuyện dân gian về Chúa tể sơn lâm

Có khá nhiều các câu chuyện về chúa tể sơn lâm lan truyền trong dân gian, dưới đây là hai câu chuyện nhỏ có thể bạn chưa biết.

Câu chuyện về Sư tử

Một hôm, sư tử cho truyền gọi tất cả thần dân trong vương quốc đến trình diện, để chúa tể rừng xanh có thể biết mặt những người sống trong vương quốc của mình. Tất cả các con vật đều góp mặt đông đủ và chúng rất là ngạc nhiên khi thấy nơi ở của đức vua tối cao chẳng phải là một tòa lâu đài tráng lệ mà chỉ là một cái hang tối tăm bốc mùi.

Con gấu bước vào đầu tiên, tuy nhiên vừa bước vào đã phải vội vàng bỏ chạy vì không thể chịu nổi mùi hôi hám khủng khiếp trong hang của sư tử. Con vật tiếp theo đi vào là linh cẩu, thế nhưng vị chúa sơn lâm này lại không mấy thiện cảm với nụ cười nham nhở của loài vật nên đã ra lệnh đuổi linh cẩu ra khỏi khu rừng. Đến lượt con cáo, cáo vốn là kẻ nổi tiếng khôn ngoan nên khi vào tiếp kiến, nó đã đon đả nói với giọng vô cùng cung kính:

“Xin đức vua thứ tội, dạo gần đây thần ốm yếu quá nên đến diện kiến chậm trễ. Xin cảm tại đức vua đã mời thần đến dự tiệc ạ!”

Những lời nịnh bợ đầy vẻ ngọt ngào ấy làm cho con sư tử vô cùng hài lòng và từ đó cáo trở thành kẻ thuộc hạ thân tín nhất của chúa sơn lâm.

Câu chuyện về Hổ 

Câu chuyện cổ tích về “ông ba Mươi” là một trong những câu chuyện rất nổi tiếng tại Việt Nam như sau:

Ngày xửa ngày xưa trên trời có một người khỏe đến lạ lùng, những công việc như dời núi lấp biển, đội đá bẻ cây ông làm không ai bì kịp. Người ta gọi ông là Phạm Nhĩ do ông có hai vành tai dài và rách, vì hồi nhỏ thường dùng cho nhiều người móc vào đu.

Phạm Nhĩ có tính nghịch ngợm và hung hăng ngay khi còn trẻ vì thế khi mọi người tránh né không dám đấu nhau với ông, Phạm Nhĩ ngày càng kiêu căng tự phụ nhiều hơn. Và dần cảm thấy bực mình khi danh tiếng mình nổi như vậy mà Ngọc Hoàng không trao cho một chức vị xứng đáng. 

Càng ngày lòng kiêu căng tự phụ càng cao khiến ông đâm khinh nhờn cả Ngọc Hoàng, thậm chí nghĩ mình nên làm vua nhà Trời mới phải. Vì thế Phạm Nhĩ đã tụ tập một số thủ hạ có năng lực và tài phép hơn người trở thành một đội quân bất trị gây náo loạn Thiên Đình, đòi Ngọc Hoàng phải cho mình trị vị thiên hạ. 

Nghe tin chẳng lành, Ngọc Hoàng đã sai tướng lĩnh nhà Trời ra ngăn chặn nhưng không có bất cứ vị nào có thể đối địch được Phạm Nhĩ quá lâu. Mười tám vị tướng được cử đi nhưng lại chỉ có 3 vị sống sót trở về. 

Quân nhà Trời vốn đông như kiến, vậy mà lại bị Phạm Nhĩ cùng đội quân diệt chạy tán loạn như ong vỡ tổ. Vì thế Phạm Nhĩ có thể thừa thắng xông lên mà vây chặt lấy Thiên Cung. Lúc này Ngọc Hoàng chỉ có thể vội sang Bắc Đẩu đi cầu cứu Đức Phật. Đức Phật vốn dĩ đã sai Chuẩn Đề đi bắt Phạm Nhĩ, nhưng không ngờ Chuẩn Đề vốn phép thuật cao cường là thế lại bị Phạm Nhĩ đánh cho xiêm giáp tả tơi chạy về.

Cuối cùng Đức Phật đành phải ra tay, ngay lúc Phạm Nhĩ đang hung hăng múa may thì ngài xuất hiện. Phạm Nhĩ toan xông lên đánh thì sa vào túi thần của Đức Phật và bị bắt gọn. Trước khi đi, Phạm Nhĩ được Đức Phật giao lại cho Ngọc Hoàng xử trí. Ngài dăn Ngọc Hoàng phải làm cho Phạm Nhĩ hối lỗi chứ đừng nên giết hại. Vì thế Phạm Nhĩ đã bị đày xuống cõi trần làm kiếp con vật 

Ngọc Hoàng đã cắt bỏ đôi cánh của Phạm Nhĩ. Hoá phép bắt lỗ tai của Phạm Nhĩ mỗi khi ngủ đều khép kín lại. Theo lời dặn của Đức Phật, Ngọc Hoàng cũng phong cho Phạm Nhĩ làm Chúa tể sơn lâm. Tuy bị làm giảm đi tài phép nhiều. Nhưng sức khoẻ của Phạm Nhĩ vẫn còn khiến mọi thú vật khiếp sợ. Loài người còn phải kiêng kị ông, không dám gọi tên “Hổ” mà gọi tránh là “Ông Ba Mươi”.

Hình ảnh chúa tể sơn lâm đẹp

Dưới đây là những hình ảnh về chúa tể sơn lâm rất đẹp:

chúa tể sơn lâm là hổ hay sư tử

Ảnh chúa sơn lâm đẹp

chúa tể sơn lâm là con vật nào

Ảnh chúa sơn lâm đẹp và ngầu

hổ chúa tể sơn lâm

Ảnh hổ đẹp

chúa tể sơn lâm là con nào

Ảnh hổ đẹp và ngầu

Hy vọng thông qua bài viết trên bạn đã biết chúa tể sơn lâm là con nào cũng như hiểu thêm về loài vật này. Theo bạn hổ hay sư tử mới xứng đáng làm chúa tể sơn lâm hơn?

 

tuyet23

[adsense_block_detail]

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Read also x

Website đang trong quá trình chạy thử nghiệm

Website đang chạy thử nghiệm