Bật mí 7+ công dụng của lá ngải cứu có thể bạn chưa biết

Bật mí 7+ công dụng của lá ngải cứu có thể bạn chưa biết

Ngải cứu là một loại cây quen thuộc đối với mỗi người dân Việt Nam. Bởi, ngải cứu mang đến nhiều công dụng tuyệt vời. Và trong bài viết dưới đây, mayruaxemay.vn sẽ chia sẻ đến các bạn 7+ công dụng của lá ngải cứu. Hãy cùng theo dõi nhé!

công dụng của lá ngải cứu

Những công dụng tuyệt vời của lá ngải cứu

Ngải cứu có tác dụng điều hòa kinh nguyệt

Nếu chị em nào bị rối loạn kinh nguyệt, chu kỳ kinh nguyệt không đều hoặc thường xuyên gặp phải tình trạng đau bụng, đau lưng mỗi khi “chị nguyệt ghé thăm” thì có thể dùng lá ngải cứu để khắc phục tình trạng này. Bởi, tính ấm có trong lá ngải cứu sẽ có tác dụng làm giảm các cơn đau bụng, đau lưng và cải thiện kinh nguyệt.

Cách chữa đau bụng khi hành kinh:

  • Chuẩn bị hương phụ, ngải cứu mỗi vị 500g, sắc cùng 1 lít nước đến khi còn 1/3 300ml
  • Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 30ml. Uống trước khi ăn sáng và tối.

Cách chữa chứng hư, kinh nguyệt không đều:

  • Chuẩn bị đương quy, ngải cứu mỗi vị 80g + hương phụ 240g. Chưng với giấm nửa ngày, phơi khô, tán thành bột.
  • Sử dụng giấm nấu với nếp làm hồ rồi trộn với thuốc bột trên vo thành viên nhỏ. Mỗi ngày uống từ 16 -20g.

công dụng của lá ngải cứu

Ngải cứu có tác dụng điều hòa kinh nguyệt

Ngải cứu có tác dụng an thai, chữa tử cung lạnh

Nhiều người cho rằng ngải cứu hoạt huyết nên không thích hợp với phụ nữ đang mang thai. Tuy nhiên, ngải cứu lại là một trong những bài thuốc hay trong việc trị dọa sảy thai, an thai hiệu quả, thậm chí còn có thể dùng trong trường hợp tử cung lạnh dẫn đến vô sinh.

Ngải cứu điều trị chứng tử cung lạnh:

  • Chuẩn bị bạch thược, hương phụ, đương quy, ngải cứu, thục địa, xuyên không sao khô sau đó tán bột
  • Mỗi ngày uống từ 12-16g

Ngải cứu giúp an thai:

  • Với người đang mang thai, nếu có dấu hiệu bị đau bụng, ra máu có thể dùng ngải cứu + lá tía tô mỗi vị 16g
  • Sắc với 600ml nước đến khi chỉ còn 100ml thì tắt bếp
  • Chia nhỏ ngày uống 3-4 lần. Nên uống khi nước còn ấm. Uống đều trong khoảng 1 tuần.

Công dụng của lá ngải cứu trong sơ cứu vết thương

Nhờ có tính kháng viêm, sát khuẩn, tiêu viêm, giảm đau nên ngải cứu được dùng nhiều trong cầm, chữa các vết thương. Có thể dùng lá ngải để sơ cứu các tình huống khẩn cấp như rắn cắn, chảy máu, đứt tay, đứt chân.

Khi bị chảy máu, bạn giã nát lá ngải cứu tươi sau đó thêm một chút muối để đắp lên vết thương. Chỉ nên cho một lượng muối nhỏ trong trường hợp có vết thương hở để không bị xót và rát.

công dụng của lá ngải cứu trong làm đẹp

Ngải cứu có tác dụng trong việc sơ cứu vết thương 

Công dụng của lá ngải cứu giúp chống viêm

Artemisinin, một hợp chất thực vật được tìm thấy trong cây ngải cứu có tác dụng chống lại các chứng viêm trong cơ thể. Hoạt chất này được cho là có thể ức chế cytokine, những protein do hệ thống miễn dịch “gửi đi” để thúc đẩy quá trình viêm.

Một trong những nghiên cứu chống viêm của ngải cứu thể hiện rõ ở bệnh Crohn, đặc trưng bởi tình trạng viêm niêm mạc đường tiêu hóa. Trong nghiên cứu 40 người bị tình trạng này, khi bổ sung 500mg 3 lần mỗi ngày giảm các triệu chứng tiêu chảy, mệt mỏi, đau quặn bụng và các vấn đề tiêu hóa khác.

Ngải cứu chữa mụn, mẩn ngứa, nổi mề đay

Nhờ có tính sát khuẩn, chống viêm nên ngải cứu có tác dụng giảm sưng viêm, mẩn ngứa, viêm do mụn. Bạn có thể áp dụng cách chữa sau:

  • Ngải cứu tươi rửa với nước muối cho sạch sau đó để ráo nước
  • Lấy một lượng vừa đủ ngải cứu tươi giã nát hoặc xay nhuyễn làm
  • Đắp lên mặt hoặc vị trí bị mẩn ngứa trong vòng 15 phút sau đó rửa lại với nước sạch.

Ngải cứu có thể dùng làm nước tắm cho trẻ để trị rôm sảy

Với những trẻ nhỏ thường hay bị rôm sảy, xay nát lá ngải cứu, lọc lấy nước cốt rồi hòa vào nước tắm của trẻ. Làm liên tục trong vài ngày, các nốt ngứa sẽ lặn.

công dụng của lá ngải cứu trong làm đẹp

Đun nước ngải cứu để tắm cho trẻ bị rôm sảy

Ngải cứu trị cảm cúm, ho, đau cổ họng, đau đầu, đau dây thần kinh

Cách thứ nhất: Lấy 300gr ngải cứu, 100gr lá khuynh diệp, 100gr lá bưởi (hoặc quýt, chanh). Nấu trong 2 lít nước. Sôi 20 phút nhấc xuống, xông 15 phút.

Cách thứ 2: Nấu lá thuốc cứu với 100gr lá tía tô, 100gr tần dày lá, 50gr lá sả trong 1 lít nước còn 0,5 lít. Uống mỗi lúc khát, liên tục trong 3-5 ngày.

Công dụng của lá ngải cứu trong làm đẹp

Với thành phần có chứa Malic Acid có tác dụng tẩy sạch tế bào chết trên da nhẹ nhàng. Bạn có thể rửa mặt bằng nước ngải cứu 2 ngày/lần theo công thức dưới đây:

  • Nguyên liệu: 1 nắm lá ngải cứu khoảng 100g
  • Cách làm:
    • Lá ngải cứu nhặt sạch, loại bỏ phần héo úa, rửa sạch rồi ngâm với nước muối 2-3 phút rồi vớt ra để ráo. Sau đó, cho vào máy xay sinh tố, xay với khoảng 200ml lọc rồi lọc bỏ bã, hòa thêm với nước ấm theo tỉ lệ 1:3
    • Rửa sạch da với sữa rửa mặt, tẩy trang rồi rửa cùng lá ngải cứu. Massage nhẹ nhàng trong khoảng 3-5 phút rồi rửa lại với nước sạch.

Lưu ý: Tinh dầu lá ngải cứu khi sử dụng quá đặc sẽ gây bỏng da. Vì vậy, các bạn cần pha loãng hoặc pha cùng các dưỡng chất khác khi sử dụng.

công dụng của lá ngải cứu trong làm đẹp

Tác dụng của lá ngải cứu trong việc làm đẹp 

Trên đây là những công dụng của lá ngải cứu. Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích! Hẹn gặp lại các bạn trong những bài viết tiếp theo của mayruaxemay.vn!

 

tuyet23

[adsense_block_detail]

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Read also x

Website đang trong quá trình chạy thử nghiệm

Website đang chạy thử nghiệm