Doping là gì? Vì sao doping bị cấm sử dụng trong thể thao?

Doping là gì? Vì sao doping bị cấm sử dụng trong thể thao?

Không chỉ các giải thể thao quốc tế mà các giải thể thao trong nước cũng có khá nhiều quy định nghiêm ngặt. Trong đó bao gồm cả việc nghiêm cấm sử dụng chất kích thích. Tuy nhiên, vì để dành được giải thưởng mà nhiều cá nhân đã bất chấp quy luật được đặt ra mà sử dụng doping trong quá trình thi đấu. Vậy Doping là gì? Vì sao cấm sử dụng Doping trong thể thao? Bài viết này sẽ giúp bạn làm sáng tỏ vấn đề đang thắc mắc này.

Doping là gì? Các loại doping

Doping là chỉ các chất kích thích bị cấm sử dụng khi tham gia các trận thi đấu thể thao dù lớn hay nhỏ. Một số chất doping phổ biến như: chất giảm đau, chất kích thích, chất lợi tiểu, chất tăng đồng hoá.

doping là gì
Doping là gì?

Các loại doping trong thể thao hiện nay gồm có:

Doping máu

Doping máu là chất kích thích như NESP (Darbepoetin) hay ESP (Erythropoietin). Loại chất này được đưa vào cơ thể nhằm mục đích tăng cường oxy được đưa đến hồng cầu và đẩy nhanh sự tuần hoàn của máu.

Doping cơ

Doping cơ bao gồm các chất: EPO, hormone peptit, Trimetazidine. Loại doping này có tác dụng tăng cường sức mạnh cơ bắp thông qua việc kích thích sự sản sinh hormon trong cơ thể.

Doping thần kinh

Đây là loại chất kích thích có khả năng khiến cơ bắp không phải nghỉ ngay cả khi vận động quá sức hoặc mệt mỏi. Đó là bởi doping thần kinh có tác dụng ngăn chặn quá trình phản hồi của nơron thần kinh cơ bắp đến não.

doping là gì
Doping thần kinh

Xem thêm:

Workout là gì? Street workout là gì? Đâu là bộ môn phù hợp với bạn?

Fair play là gì? Luật fair play trong bóng đá có quan trọng không?

Tại sao lại cấm các VĐV sử dụng Doping khi thi đấu?

Như giải thích ở trên, doping là một chất kích thích, làm tăng sự hoạt động của cơ thể. Thậm chí ngay cả khi cơ thể rơi vào mệt mỏi, kiệt sức thì một số bộ phận vẫn có thể tiếp tục hoạt động một cách bền bỉ. Ngoài ra, một số chất doping loại năng còn đẩy nhanh tốc độ tuần hoàn máu, lưu lượng máu chảy về tim cao hơn so với bình thường.

Vì điều này mà việc sử dụng doping trong khi thi đấu được coi là một hình thức gian lận. Vì lúc này, vận động viên không thi đấu bằng chính khả năng, sức lực vốn có của mình. Khi sử dụng doping cơ thể sẽ hoạt động nhanh nhẹn, khỏe khoắn hơn bình thường rất nhiều. Thậm chí không cảm nhận được mệt mỏi hoặc khả năng chịu đựng đau đớn phi thường.

Cấm sử dụng doping
VĐV bị cấm sử dụng doping khi thi đấu

Doping luôn là chất bị cấm sử dụng khi các vận động viên tham gia thi đấu để đảm bảo tính công bằng. Bên cạnh đó, sử dụng doping còn đem đến nhiều tác hại cho người sử dụng. Thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng của chính vận động viên đó.

Những tác hại có thể gặp khi sử dụng doping

Mặc dù có quy định cấm sử dụng doping như vì lý do áp lực, đè nặng vấn đề phải dành được giải thưởng mà nhiều vận động viên đã tìm mọi cách để sử dụng doping trong thi đấu. Sử dụng các loại chất kích thích này có thể khiến cho cơ thể người gặp phải các vấn đề như sau:

Cơ bị yếu đi

Khi doping vừa được đưa vào cơ thể sẽ kích thích sức mạnh cho cơ thể người. Đó là bởi khả năng sản sinh hormone, tăng trưởng nội tiết tố. Khi đó, vận động viên sẽ thi đấu khoẻ mạnh, bền bỉ hơn so với thông thường. Tuy nhiên, nếu lạm dụng loại chất kích thích này sẽ rất có hại về sau. Cụ thể, các cơ sẽ bị suy yếu, các đầu ngón chân, ngón tay bị to hơn, xuất hiện các triệu chứng của bệnh tiểu đường.

doping là gì
Teo cơ do sử dụng doping

Rối loạn hormone giới tính

Do tác dụng phụ của việc sử dụng doping mà cơ thể sẽ bị tăng nội tiết tố nam. Nếu là nữ sử dụng, thì sẽ gặp phải nguy cơ biến đổi nam hoá. Cụ thể là các biểu hiện như: mọc râu, giọng nói trầm lại, rối loạn kinh nguyệt,…

Còn đối với nam giới thì lại có phản ứng nữ hoá. Cụ thể là biểu hiện như: teo tinh hoàn, tinh dịch giảm sút, thậm chí là liệt dương,…

Bị run tay chân

Sử dụng doping trong thể thao chỉ giúp cơ thể trở nên khỏe mạnh trong một thời gian ngắn. Sau đó, loại chất này có thể gây ra triệu chứng run rẩy tay chân, cơ thể hồi hộp, lo lắng, mất kiểm soát. Những triệu chứng này nếu kéo dài sẽ dẫn đến suy nhược cơ thể.

Các triệu chứng sốt, mẩn ngứa

Do khả năng tăng cường oxy trong máu quá nhanh của doping dẫn đến tắc nghẽn mạch máu. Tình trạng có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng con người. Hoặc nhẹ hơn thì xuất hiện các triệu chứng như: tán huyết, nổi mẩn ngứa, sốt, nhiễm khuẩn gen, hen suyễn,…

Suy tim và ung thư gan

tác hại của doping
Doping gây suy tim 

Do phản ứng với doping mà cơ thể có thể giữ muối trong thời gian dài, tác động xấu đến cơ quan nội tạng của người. Nếu kéo dài sẽ dẫn đến các căn bệnh nguy hiểm như: suy gan, ung thư gan, suy thận,… Thậm chí là cướp đi tính mạng con người bất kể lúc nào.

Làm thế nào để phát hiện các VĐV có sử dụng doping hay không?

Trước khi thi đấu, các vận động viên sẽ buộc phải xét nghiệm để kiểm tra xem có sử dụng doping hay không? Xét nghiệm doping là gì?

Cụ thể đó là thực hiện xét nghiệm kiểm tra máu xem có dương tính với loại doping nào hay không. Hiện nay có các phương pháp kiểm tra doping như sau:

Xét nghiệm doping phổ biến

Có 2 phương pháp cho cách kiểm tra này là:

– Lưu mẫu máu

– Xét nghiệm lại.

Vận động viên sẽ được xét nghiệm kiểm tra thông qua các chất doping có sẵn tại phòng thí nghiệm. Khi xảy ra trường hợp tìm được loại chất mới thì sẽ tiến hành xét nghiệm mẫu máu được lưu để kiểm tra.

Bởi lẽ các thủ thuật sử dụng doping trong thể thao ngày càng tinh vi hơn. Thậm chí là khó phát hiện được ra ngay cả khi đã được xét nghiệm. Vì vậy, vấn đề này vẫn chưa được khắc phục trong các trận thi đấu hiện nay.

xét nghiệm doping
Xét nghiệm doping rất phổ biến tại các trận đấu thể thao

Xét nghiệm doping từ nhà khoa học Mỹ

Vào năm 2016, một nhà khoa học người Mỹ đã nghiên cứu thành công phương pháp kiểm tra doping bằng cách lấy tế bào thụ cảm. Kỹ thuật này có khả năng phát hiện ra chất kích thích nằm trong nhóm Androgenic steroid. Tuy nhiên, phương pháp này vẫn chưa được sử dụng phổ biến ở nhiều quốc gia.

Trên đây là những chia sẻ về Doping là gì? và lý do vì sao doping bị cấm sử dụng trong thể thao. Sử dụng doping được cho là không công bằng với các vận động viên khác do sử dụng sức mạnh không có thực. Với những hành vi dương tính doping có thể bị tước bỏ giải thưởng và xử lý nghiêm theo quy định.  

Các bạn có thể muốn tham khảo thêm các bài viết liên quan khác tại đây. 

Nam Hoang Do

Tôi là Đỗ Hoàng Nam - Tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm nghiên cứu, đánh giá chuyên sâu về các sản phẩm xe máy, ô tô, máy công nghiệp và các kiến thức đời sống khác. Hy vọng những thông tin tôi chia sẻ sẽ giúp ích cho quý vị và các bạn!

[adsense_block_detail]

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Read also x

Website đang trong quá trình chạy thử nghiệm

Website đang chạy thử nghiệm