Hệ sinh thái là gì? Thành phần, cấu tạo và vai trò của hệ sinh thái

Hệ sinh thái là gì? Thành phần, cấu tạo và vai trò của hệ sinh thái

Tất cả những sinh vật sống trên trái đất đều có sự liên kết và không tách biệt nhau. Các sinh vật chủ yếu sống ở dạng cộng đồng, cả các sinh vật sống và các yếu tố thiên nhiên vô tri xung quanh cuộc sống chúng ta. Một sự hình thành gắn kết, liên quan như vậy người ta gọi là hệ sinh thái. Để hiểu rõ hơn về hệ sinh thái là gì? Thành phần cấu tạo và vai trò của hệ sinh thái. Hãy cùng mayruaxemay.vn tìm hiểu chi tiết vấn đề này nhé!

Hệ sinh thái là gì? Thành phần của hệ sinh thái

hệ sinh thái là gì
Hệ sinh thái là gồm các quần xã sinh vật (thực vật, động vật, vi sinh vật) và môi trường vô sinh như ánh sáng

Hệ sinh thái là gì? –  Đây là một hệ thống mở hoàn chỉnh, gồm có tập hợp các quần xã sinh vật và khu vực sống của các sinh vật còn được gọi là sinh cảnh. Nói một cách khác, hệ sinh thái có thể hiểu là gồm các quần xã sinh vật (thực vật, động vật, vi sinh vật) và môi trường vô sinh ( nhiệt độ, ánh sáng, các loại chất vô cơ,…). Sinh vật tồn tại trong hệ sinh thái tồn tại dưới 3 nhóm chính. Cụ thể là: Sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân hủy.

Thành phần của hệ sinh thái bao gồm 3 yếu tố chính. Đó là yếu tố vật lý, yếu tố hữu cơ và yếu tố vô cơ. Cụ thể là:

– Yếu tố vật lý: là các yếu tố tạo nên nguồn năng lượng như ánh sáng, độ ẩm, nhiệt độ và dòng chảy,…

– Yếu tố vô cơ: Bao gồm những yếu tố và hợp chất hóa học có tác dụng tổng hợp chất sống. Yếu tố vô cơ có thể ở dạng khí, lỏng… trực tiếp tham gia vào quá trình tuần hoàn của vật chất.

– Yếu tố hữu cơ: Gồm các chất khí đóng vai trò kết nối giữa yếu tố vô sinh và hữu sinh. Chất đó có thể là chất mùn, protein, hoặc các chất khác,….

Vậy, bạn đã biết hệ sinh thái là gì rồi chứ? Hãy cùng đọc phần tiếp theo để nghiên cứu sâu hơn về vấn đề này nhé!

> Xem thêm: Thủng tầng ozon là gì? Nguyên nhân, hậu quả và cách khắc phúc kịp thời

Phân loại hệ sinh thái trên trái đất

Các loại hệ sinh thái khác nhau, có nguồn gốc khác nhau. Vì thế mà chúng được phân thành 2 hệ sinh thái chính. Đó là hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nhân tạo.

Hệ sinh thái tự nhiên 

hệ sinh thái vùng biển
Hệ sinh thái vùng biển là hệ sinh thái thủy sinh lớn nhất trên thế giới 

Hệ sinh thái tự nhiên là một hệ mở, mọi loài trong hệ sinh thái ở mọi sự tương tác đều được thực hiện mà không có bất kỳ sự tham gia trực tiếp của con người. Lần lượt được chia thành hai loại sau:

– Hệ sinh thái tự nhiên hoàn toàn phụ thuộc vào năng lượng mặt trời.

– Hệ sinh thái tự nhiên mà hệ thống nhận năng lượng từ cả mặt trời và các nguồn năng lượng khác. 

Đặc trưng cơ bản nhất của hệ sinh thái tự nhiên đó là khả năng tự lập lại cân bằng. Dù vậy khả năng thiết lập lại trạng thái cân bằng mới của hệ sinh thái có hạn. Nếu như một thành phần nào đó của hệ sinh thái bị tác động quá mạnh, nó sẽ rất khó khăn và tốn nhiều thời gian để phục hồi. Vậy nên sẽ kéo theo sự suy thoái của các thành phần khác làm mất cân bằng toàn hệ sinh thái.

Hệ sinh thái nhân tạo

Hệ sinh thái nhân tạo là một hệ kín. Nó được tạo ra bởi bàn tay con người và chỉ có thể tồn tại với sự tham gia loài người. Hệ sinh thái đa dạng về kích cỡ, về cấu trúc như các hồ chứa nước, đồng ruộng, nương rẫy canh tác và các thành phố, đô thị,…Hệ sinh thái này cũng đang được chia thành 3 loại:

– Các hệ thống nông nghiệp, gắn liền với hoạt động kinh tế của con người

– Các hệ sinh thái công nghiệp, liên quan đến hoạt động công nghiệp của con người.

– Hệ sinh thái đô thị.

Cấu trúc và quá trình trong hệ sinh thái

Cấu trúc của hệ sinh thái

Cấu trúc của hệ sinh thái
Quá trình diễn ra trong hệ sinh thái có sự liên kết với nhau

Cấu trúc của hệ sinh thái tồn tại ở 3 nhóm chính đó là:

Sinh vật sản xuất: Còn được biết đến với tên gọi là sinh vật tự dưỡng. Đây chủ yếu là các thực vật có màu xanh, có khả năng quang hợp. Chức năng chính của nhóm sinh vật sản xuất chủ yếu là các hợp chất hữu cơ glucid, protein,… được tổng hợp bởi các chất vô cơ có trong môi trường.

Sinh vật tiêu thụ: đang được chia thành 3 cấp bậc 1,2,3. Nhóm này chủ yếu là các loại động vật, sinh vật tiêu thụ bậc 1 tiêu thụ trực tiếp các sinh vật sản xuất. Tiếp đến các sinh vật tiêu thụ bậc 2 sẽ ăn sinh vật tiêu thụ bậc 1. Và sinh vật bậc 3 sẽ ăn sinh vật bậc 2.

Sinh vật phân hủy: Bao gồm các sinh vật, động vật nhỏ hoặc sinh vật hoại sinh,… Sinh vật phân hủy có khả năng tự phân hủy các chất hữu cơ. Nhóm sinh vật phân hủy sẽ bao gồm các nhóm chuyển hóa chất vô cơ từ dạng này sang dạng khác.

Quá trình trong hệ sinh thái

Trong hệ sinh thái luôn diễn ra quá trình trao đổi giữa các năng lượng, quá trình tuần hoàn và sự tương tác giữa các sinh vật. Nguồn năng lượng trong hệ sinh thái sẽ từ ánh sáng mặt trời, năng lượng hóa học, năng lượng quang học và các chuỗi thức ăn. Sinh vật tồn tại trong hệ sinh thái sẽ là nguồn thực phẩm quan trọng cho các loại sinh vật khác. Điều này tạo ra sự sống tồn tại trong quần thể.

quá trình trong hệ sinh thái
Trong một chuỗi một mắt xích vừa có nguồn thức ăn là mắt xích phía trước vừa là nguồn thức ăn cho mắt xích phía sau

Chuỗi thức ăn: Gồm nhiều loại sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau. Mỗi loài tương ứng với một mắt xích của chuỗi. Trong một chuỗi thì một mắt xích vừa có nguồn thức ăn là mắt xích phía trước và vừa là nguồn thức ăn cho mắt xích phía sau. Trong hệ sinh thái có 2 loại chuỗi thức ăn đó là: Chuỗi thức ăn bắt đầu bằng sinh vật sản xuất ; Và chuỗi thức ăn bắt đầu bằng sinh vật phân giải mùn bã hữu cơ.

Lưới thức ăn: Trong quần xã, một loài sinh vật có thể là mắt xinh chung của nhiều chuỗi thức ăn, tạo thành lưới thức ăn. Quần xã càng đa dạng về thành phần loài thì lưới thức ăn càng phức tạp.

Bậc dinh dưỡng: Trong một lưới thức ăn, tất cả các loại sinh vật có cùng mức dinh dưỡng hợp thành một bậc dinh dưỡng. Có 3 cấp bậc dinh dưỡng chính đó là cấp 1, cấp 2, cấp 3. Bậc dinh dưỡng được xác định bằng số lượng cá thể, sinh khối năng lượng.

Vai trò của hệ sinh thái trong cuộc sống

Hệ sinh thái có vai trò rất quan trọng đối với đời sống con người. Trong đó một số vai trò quan trọng nhất là: 

– Ngăn ngừa và giảm nhẹ các thảm họa thiên tai. Cụ thể đó là hệ sinh thái rừng giúp giữ gìn tài nguyên đất, giảm thiểu các hiện tượng thiên tai như lũ lụt, sản lở đất đá, mưa bão,…

– Khắc phục hậu quả của biến đổi khí hậu. Hệ sinh thái rừng giữ vai trò chủ chốt trong việc hấp thụ khí thải, đem tới bầu không khí trong lành. Tuy nhiên, việc khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên quá mức đã và trong quá trình làm cho chức năng của hệ sinh thái suy giảm.

– Cung cấp cho con người nguồn lương thực, thực phẩm dồi dào, đa dạng. Nhờ hệ sinh thái nông nghiệp lương thực và nguồn nguyên liệu cho con người. Hệ sinh thái nông nghiệp càng đa dạng phong phú thì nên kinh tế càng được đảm bảo.

vai trò của hệ sinh thái là gì
Hệ sinh thái có vai trò rất quan trọng đối với đời sống con người

Sự khác nhau giữa hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo

tự nhiên và nhân tạp
Hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nhân tạo trong môi trường

Điểm giống nhau giữa hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nhân tạo là:

– Đều có đặc điểm chung về thành phần cấu trúc. Chúng bao gồm thành phần chất vô sinh và chất hữu sinh. Thành phần vật chất vô sinh là môi trường vật lý (sinh cảnh). Bên cạnh đó, thành phần hữu sinh là quần xã sinh vật.

– Các thành phần quần xã luôn tác động lẫn nhau. Đồng thời tác động với các thành phần vô sinh của môi trường vật lý.

Điểm khác biệt giữa hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nhân tạo:

– Hệ sinh thái nhân tạo có thành phần loài ít. Do vậy tính ổn định của hệ sinh thái thấp, dễ bị dịch bệnh.

– Hệ sinh thái nhân tạo có được sự áp dụng các biện pháp canh tác và kỹ thuật công nghệ hiện đại. Vậy nên sinh trưởng của các cá thể nhanh hơn, năng suất sinh học cao.

> Xem thêm: Năng lượng tái tạo là gì? Các nguồn năng lượng tái tạo ở Việt Nam là gì?

Nguyên nhân nào gây ra sự mất cân bằng hệ sinh thái?

mất cân bằng
Những hệ lụy của ô nhiễm không khí, biến đổi môi trường đến hệ sinh thái của chúng ta

Sự cân bằng của hệ sinh thái có thể bị phá vỡ do quá trình tự nhiên và nhân tạo. Đây là nguyên nhân chính gây ra sự mất cân bằng hệ sinh thái. Cụ thể như là:

− Các quá trình biến đổi tự nhiên như núi lửa, động, đất, hay sóng thần, bão lũ, hạn hán,…. có thể làm mất sự cân bằng hệ sinh thái tự nhiên.

− Nguyên nhân khác là do các quá trình nhân tạo. Ở đây chính là các hoạt động sống của con người. Cụ thể như tiêu diệt một loại thực vật hay động vật, phá vỡ nơi cư trú vấn đã định trước của các loài

− Hoặc là gây ô nhiễm, thải các chất độc hại ra ngoài môi trường. Cũng như sự tăng nhanh số lượng và chất lượng một cách đột ngột của một loài nào đó làm phá vỡ sự cân bằng

− Đặc biệt là đưa vào hệ sinh thái một hay nhiều loại sinh vật mới lạ. Các sinh vật lạ, sinh vật ngoại lai xâm nhập, sẽ bành trướng và phá vỡ hệ sinh thái vốn có bạn đầu ở một khu vực. Điều này gây mất cân bằng hệ sinh thái trầm trọng.

> Xem thêm: Hiệu ứng nhà kính là gì? Hiệu ứng nhà kính là kết quả của vấn đề gì?

Kết luận

Qua bài viết này chắc hẳn bạn đọc đã có câu trả lời cho câu hỏi hệ sinh thái là gì?. Đồng thời cũng hiểu hơn về những nguyên nhân gây mất cân bằng hệ sinh thái hiện nay. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp các bạn nắm được những kiến thức hữu ích nhất. Nếu còn những thông tin thắc mắc về bài viết, hay có những thông tin khác hãy chia sẻ dưới đây để chúng ta cùng thảo luận nhé!

Xem thêm bài viết tại: https://mayruaxemay.vn/

Nam Hoang Do

Tôi là Đỗ Hoàng Nam - Tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm nghiên cứu, đánh giá chuyên sâu về các sản phẩm xe máy, ô tô, máy công nghiệp và các kiến thức đời sống khác. Hy vọng những thông tin tôi chia sẻ sẽ giúp ích cho quý vị và các bạn!

[adsense_block_detail]

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Read also x

Website đang trong quá trình chạy thử nghiệm

Website đang chạy thử nghiệm