Những loại vật liệu khung vỏ tháp giải nhiệt phổ biến hiện nay

Những loại vật liệu khung vỏ tháp giải nhiệt phổ biến hiện nay

Khung vỏ tháp giải nhiệt là phần dễ nhận thấy nhất của mỗi chiếc tháp làm mát. Với điều kiện làm việc ngoài trời khắc nghiệt, tiếp xúc liên tục với nắng, mưa, nhiệt độ cao,… cho nên những bộ phận này được làm từ những vật liệu tốt nhất. Vậy bạn có biết khung vỏ tháp giải nhiệt là từ gì hay không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về bộ phận này qua những chia sẻ ngay sau đây nhé.

Chức năng của khung vỏ tháp giải nhiệt 

Hiện nay những chiếc tháp làm mát được sử dụng rất phổ biến. Đây là dòng sản phẩm được sử dụng để hạ nhiệt dòng nước quá nhiệt để cung cấp cho các hệ thống làm mát máy móc. Thiết bị sử dụng phương pháp trích nhiệt trong nước nóng sau đó thải bỏ hơi nóng này ra môi trường để làm mát nước. 

Khung vỏ tháp giải nhiệt rất dễ nhận thấy
Khung vỏ tháp giải nhiệt rất dễ nhận thấy

Tháp giải nhiệt có cấu tạo gồm rất nhiều các bộ phận. Tuy nhiên, bộ phận lớn nhất, dễ nhận thấy nhất chính là khung vỏ tháp giải nhiệt. Phần khung vỏ là bộ phận chúng ta có thể nhìn thấy đầu tiên của một chiếc tháp làm mát. Bộ phận này mang trong mình nhiều chức năng cụ thể như sau:

Tạo khung đỡ toàn bộ tháp

Hình dáng của tháp giải nhiệt được định hình bởi phần khung và phần vỏ tháp. Những mảnh vỏ tháp sau khi liên kết với nhau sẽ tạo khung đỡ cho toàn bộ tháp. Từ đó mà tháp làm mát có thể đứng thẳng, vững chắc. Tạo không gian rộng lớn bên trong để chứa các chi tiết khác.

Vỏ chắc chắn, tạo khung đỡ
Vỏ chắc chắn, tạo khung đỡ

Bảo vệ các chi tiết bên trong

Một trong những chức năng chính của khung vỏ tháp giải nhiệt chính là bảo vệ tốt các chi tiết bên trong. Vỏ tháp hạn chế đến mức thấp nhất mưa, nắng tác động đến các chi tiết bên trong. Từ đó giảm thiểu tình trạng rong rêu, vi sinh vật. 

Xem thêm:

Tìm hiểu sơ đồ tháp giải nhiệt – Cấu tạo, nguyên lý hoạt động

Phần mềm tính chọn tháp giải nhiệt chuẩn nhất

Không những thế, vỏ tháp giải nhiệt còn ngăn bụi bẩn hiệu quả. Khi tháp vận hành, quạt trên đỉnh tháp quay, hút không khí từ bên ngoài vào trong tháp. Nếu như không có phần vỏ bảo vệ thì sẽ có rất nhiều rác bụi cùng theo vào. Bụi bẩn nhiều có thể ảnh hưởng đến các chi tiết như gây cáu cặn trên cánh quạt, đường ống, tấm tản nhiệt,…

Vỏ tháp bảo vệ các chi tiết bên trong
Vỏ tháp bảo vệ các chi tiết bên trong

Ngăn không cho nước trong tháp bắn ra ngoài

Nước quá nhiệt được vào tháp giải nhiệt sẽ được phun dưới dạng tia xuống tấm tản nhiệt. Do đó, khung vỏ tháp giải nhiệt còn có tác dụng tránh cho lượng nước này bị bắn ra ngoài. Từ đó giảm lượng nước tiêu hao.

Hạn chế tiếng ồn

Khung vỏ tháp giải nhiệt còn có tác dụng thiết lập một môi trường làm việc riêng cho các chi tiết bên trong. Từ đó mà chúng có khả năng cách âm tốt, làm giảm tiếng ồn trong quá trình hoạt động của các chi tiết. Tránh gây ảnh hưởng đến những hoạt động xung quanh. Khung vỏ vững chắc cũng hạn chế sự rung, giật khi làm việc, đảm bảo an toàn khi tháp giải nhiệt vận hành.

Phần đế có khả năng chứa nước
Phần đế có khả năng chứa nước

Chứa nước đã hạ nhiệt

Phần bể chứa ở dưới đáy tháp cũng thuộc phạm trù khung vỏ. Đây là nơi mà nước nóng sau khi hạ nhiệt sẽ rơi xuống. Nước được chứa tại đây và sẽ được đưa đi làm mát cho những hệ thống máy móc. Phần chân tháp dưới bể chứa cũng giúp cho 

Những loại vật liệu khung vỏ tháp giải nhiệt

Tháp giải nhiệt được lắp đặt ngoài trời, phải tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, mưa,… từ bên ngoài. Không những thế, nhiệt độ cao và hơi ẩm cao trong tháp cũng tác động lên khung vỉ tháp giải nhiệt. Cho nên để đảm bảo chất lượng, các nhà sản xuất sử dụng những vật liệu cao cấp để tạo nên bộ phận này. 

Loại vật liệu vỏ ngoài và khung cho tháp giải nhiệt có ảnh hưởng rất lớn đến tuổi thọ và quá trình bảo dưỡng tháp giải nhiệt. Vật liệu vỏ ngoài phổ biến cho tháp giải nhiệt như sau:

Vật liệu khung vỏ FRP

Composite là loại vỏ tháp giải nhiệt phổ biến nhất hiện nay
Composite là loại vỏ tháp giải nhiệt phổ biến nhất hiện nay

FRP là viết tắt của cụm từ Fibeglass Reinfored Plastic, có nghĩa là nhựa cốt sợi thủy tinh. Nó là vật liệu composite đi từ nền nhựa. Do đó mà loại vật liệu này còn được gọi là composite hay sợi thủy tinh.

Loại vật liệu nhân tạo này có nhiều ưu điểm nổi bật như độ bền cao, trọng lượng nhẹ, không bị ăn mòn, không bị han gỉ hay bị phá hủy dưới tác động của thời tiết. FRP khắc phục được nhiều khuyết điểm vốn có của loại nhựa truyền thống như dễ cháy, dễ nứt, vỡ khi để một thời gian dài ở môi trường bên ngoài.

Một ưu điểm nổi bật nữa của loại vật liệu này là giá thành rẻ. Độ dẻo dai cao nên cho khả năng tạo hình dễ dàng.

Với những ưu điểm nổi bật này, vật liệu sợi thủy tinh đang là loại vật liệu khung vỏ tháp giải nhiệt phổ biến nhất. Hầu hết phần lớn tháp giải nhiệt hiện nay đều sử dụng khung vỏ composite.

Vật liệu mạ kẽm

Vỏ tháp cùng các phụ kiện chưa lắp ráp
Vỏ tháp cùng các phụ kiện chưa lắp ráp

Bên cạnh composite thì vật liệu mạ kẽm cùng được dùng để làm khung vỏ tháp giải nhiệt. Phương thức mạ kẽm chính là phủ lên vật liệu một lớp kẽm nhằm giúp bảo vệ bề mặt kim loại khỏi các tác động từ môi trường bên ngoài. Mạ kẽm hạn chế tình trạng oxy hóa, gỉ sét, giảm tuổi thọ của vật liệu. Lớp mạ kẽm có thể có độ dày mỏng khác nhau tùy theo kỹ thuật và nhu cầu sử dụng.

Những vật liệu thép mạ kẽm hay hợp kim mạ kẽm cũng được sử dụng vào khung vỏ tháp giải nhiệt. Chất lượng khung vỏ vì vậy được đảm bảo nhưng giá thành của loại vật liệu này cũng khá cao cho nên không phổ biến như khung vỏ composite.

Thép không gỉ 304/316

Hay còn được biết đến là inox 304, inox 316. Thép không gỉ 304 có thành phần chủ yếu là Crom (Cr) và Niken (Ni), 316 có thành phần tương tự nhưng có thêm Molybdenum. 

Có nhiều loại vật liệu cấu thành vỏ tháp làm mát
Có nhiều loại vật liệu cấu thành vỏ tháp làm mát

Cả hai loại thép không gỉ trên đều có độ cứng, độ bền cao, không bị gỉ sét, khả năng chống ăn mòn rất cao. Đặc biệt, khả năng chịu nhiệt lên đến 500 độ C (inox 316) cho nên phù hợp để làm khung vỏ tháp giải nhiệt.

Tuy nhiên, giá bán của loại vật liệu này khá cao. Hơn nữa, với inox 316 có nhiệt độ nung chảy cao nên chi phí tạo hình lớn. Inox 304 vẫn có khả năng bị ăn mòn trong những môi trường có độ axit cao. Do đó mà hiện nay dòng tháp giải nhiệt khung vỏ inox khá hiếm.

Đặc điểm của khung vỏ tháp giải nhiệt

Vì tháp giải nhiệt có cấu tạo đa dạng, nhiều model có kích thước “siêu to khổng lồ” nên bộ phận khung vỏ tháp giải nhiệt có nhiều đặc điểm cụ thể như sau:

Những mảnh vỏ tháp nhỏ
Những mảnh vỏ tháp nhỏ
  • Được ghép thành từ những mảnh nhỏ: Với những tháp hạ nhiệt công suất nhỏ (~5RT, 10RT,…) thì phần vỏ tháp thường được ghép từ 2 mảnh vỏ với nhau. Những tháp giải nhiệt công nghiệp có công suất lớn thì phần khung vỏ được lắp ráp từ rất nhiều mảnh vỏ nhỏ. Điều này giúp cho việc vận chuyển những tháp giải nhiệt lớn dễ dàng. 
  • Cấu thành từ vật liệu cao cấp: Như đã kể ở phía trên, những vật liệu khung vỏ tháp giải nhiệt đều có chất lượng tốt với độ bền cao như khung thép, vỏ composite, vỏ mạ kẽm,… cho nên hạn chế ăn mòn, han gỉ,… bảo vệ tốt cho các chi tiết bên trong.
Những mảnh khung vỏ tháp lớn
Những mảnh khung vỏ tháp lớn
  • Khung vỏ tháp giải nhiệt nhẹ, mỏng: Chúng ta dễ nhận thấy phần vỏ của tháp khá mỏng, có khối lượng nhẹ nhưng vẫn hoàn toàn đảm bảo chất lượng do vật liệu bền bỉ. Điều này giúp thuận tiện cho việc lắp ráp, chi phí thấp. Nhiều tháp giải nhiệt được lắp đặt trên tầng thượng các tòa nhà, vỏ tháp mỏng, nhẹ giúp giảm thiểu trọng lượng tổng của tháp lên tòa nhà.
  • Ghép nối dễ dàng: Các tấm vỏ tháp tản nhiệt sẽ được ghép nối chắc chắn với nhau bởi những đinh vít chuyên dụng. Việc lắp ráp nên được tiến hành bởi đội ngũ kỹ thuật viên chuyên nghiệp để đảm bảo chất lượng.
  • Có thang tiện dụng: Những model tháp giải nhiệt lớn còn được trang bị thang. Thang cũng nằm trong phạm trù khung vỏ. Bộ phận này giúp quá trình kiểm tra, bảo trì, bảo dưỡng dễ dàng.
Tiến hành lắp ghép khung vỏ tháp giải nhiệt
Tiến hành lắp ghép khung vỏ tháp giải nhiệt

Chống ăn mòn khung vỏ tháp giải nhiệt

Vì được lắp đặt ngoài trời, tiếp xúc với nắng mưa, độ ẩm, nhiệt độ cao hàng ngày nên dù tháp làm mát của bạn có lớp vỏ bền chắc đến đâu thì sau một thời gian dài vẫn sẽ gặp tình trạng ăn mòn. Để tránh tình trạng này thì chúng ta có thể tham khảo một số cách như sau:

Mặt bên ngoài của vỏ tháp giải nhiệt có thể không bị han gỉ nhưng mặt trong tiếp xúc với dòng nước quá nhiệt thường xuyên khó tránh khỏi tình trạng này. Để hạn chế han gỉ, chúng ta sử dụng các loại hóa chất ức chế han gỉ. Pha hóa chất với một lượng nước trong tháp, cho nước có hóa chất chạy tuần hoàn khắp tháp để ngăn han gỉ.

Sử dụng hóa chất ức chế ăn mòn để hạn chế ăn mòn tháp giải nhiệt
Sử dụng hóa chất ức chế ăn mòn để hạn chế ăn mòn tháp giải nhiệt

Định kỳ vệ sinh tổng thể tháp giải nhiệt. Nhớ xả đáy thường xuyên.

Nên sử dụng những loại tháp giải nhiệt có phần khung vỏ chất lượng tốt như sợi thủy tinh, kim loại chống han gỉ,…

Ngoài ra, để đảm bảo an toàn hơn nữa cho vỏ tháp, chúng ta có thể tiến hành sơn phủ lớp sơn tĩnh điện, mạ kẽm,… lên vỏ tháp để chống ăn mòn. Việc này ngăn không cho nước, oxy tiếp xúc với kim loại, hạn chế ăn mòn.

Trên đây là một số thông tin tổng hợp về khung vỏ tháp giải nhiệt. Hãy lựa chọn những loại khung tháp có chất lượng tốt để đảm bảo độ bền bỉ cho tháp. Hy vọng những chia sẻ trên đây có thể phần nào giúp mọi người hiểu hơn về bộ phận này.

vuduc

[adsense_block_detail]

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Read also x

Website đang trong quá trình chạy thử nghiệm

Website đang chạy thử nghiệm