Lạm phát là gì? Thực trạng, nguyên nhân, các kênh đầu tư khi lạm phát

Lạm phát là gì? Thực trạng, nguyên nhân, các kênh đầu tư khi lạm phát

Lạm phát là gì? Đây là một trong những vấn đề kinh tế thu hút sự quan tâm lớn từ phía dư luận xã hội. Khi lạm phát xảy ra sẽ có tác động lớn tới sự phát triển của nền kinh tế, khiến nhiều chủ đầu tư lao đao và gặp khó khăn. Và để tìm hiểu chi tiết hơn về lạm phát ở Việt Nam, những nguyên nhân và ảnh hưởng của lạm phát là gì, mời bạn đọc cùng tham khảo qua bài viết dưới đây!

Lạm phát là gì? 

Theo kinh tế vĩ mô, lạm phát là gì. Là sự gia tăng mức giá chung một cách liên tục của hàng hóa và dịch vụ theo thời gian và là sự mất đi giá trị của loại tiền tệ nào đó. Hiểu một cách giản, lạm phát là mức giá chung tăng cao, một đơn vị tiền tệ sẽ mua được ít hàng hóa và dịch vụ hơn trước. Do đó, lạm phát còn phản ánh sự suy giảm của sức mua trên một đơn vị tiền tệ.

lạm phát là gì

Lạm phát là sự sụt giảm sức mua của một loại tiền tệ nhất định theo thời gian

Bên cạnh đó, lạm phát còn được biểu hiện ngoài phạm vi quốc gia. Khi so sánh với các quốc gia, lạm phát là sự giảm giá trị tiền tệ của quốc gia này so với các loại tiền của quốc gia khác. Để hiểu rõ hơn về tình trạng này, chúng ta sẽ cùng nhau xem xét một số ví dụ về lạm phát dưới đây:

  • Một trong những ví dụ đơn giản nhất về lạm phát được nhìn trong giá của một bát phở. Vào năm 2018, một bát phở chỉ có giá 25.000 đồng nhưng đến năm 2022, để ăn được một bát phở, người dân phải trả đến 45.000 đồng/bát.
  • Vào năm 1913, một gallon sữa có giá khoảng 36 cent/ gallon đến năm 2013, một gallon sữa có giá 3.53 đô, cao hơn gần mười lần. Sự gia tăng này không phải do sữa trở nên khan hiếm hay sản xuất đắt đỏ hơn mà mức giá này phản ánh sự giảm dần giá trị tiền do hậu quả của lạm phát.
  • Hay điển hình cho việc đó là đất nước Venezuela, tại đây đang bị siêu lạm phát lên tới 1.000.000%. Khi mua một số đồ dùng cơ bản như bánh mì, kem đánh răng thì phải mang cả bao tải tiền đi mới đủ để mua chúng.

lạm phát

Lạm phát được biểu hiện nhiều trong thực tế

Phân loại lạm phát là gì?

Trên thực tế, việc phân loại lạm phát (Inflation) được thực hiện dựa trên hai tiêu thức đó chính là định lượng và định tính.

Căn cứ theo định lượng

Về mặt định lượng, căn cứ vào biến động của chỉ số giá cả, lạm phát được phân loại thành 3 mức độ chính phụ thuộc vào tỷ lệ phần trăm. Cụ thể như sau:

  • Lạm phát tự nhiên: Lạm phát tự nhiên có tỷ lệ lạm phát từ 0 – dưới 10%/ năm. Ở mức độ này, nền kinh tế vẫn hoạt động bình thường, ít xảy ra rủi ro, đời sống của người dẫn vẫn ổn định.
  • Lạm phát phi mã:Lạm phát phi mã xảy ra khi giá cả hàng hóa tăng nhanh, tỷ lệ lạm phát từ 10% – dưới 1000%/ năm. Ở mức độ này, nền kinh tế của một quốc gia sẽ có biến động nghiêm trọng. Đồng tiền mất giá khiến thị trường tài chính chao đảo.
  • Siêu lạm phát: Siêu lạm phát là tình trạng vô cùng nghiêm trọng với tỷ lệ trên 1000%/ năm. Khi xảy ra siêu lạm phát, nền kinh tế của quốc gia này sẽ lâm vào tình trạng khủng hoảng, khó khôi phục lại như bình thường.

ví dụ về lạm phát

Phân loại lạm phát dựa theo căn cứ định lượng

Căn cứ theo định tính

Căn cứ theo định tính, lạm phát sẽ được chia ra thành hai nhóm sau

  • Lạm phát cân bằng & không cân bằng

Lạm phát cân bằng tăng tương ứng với thực tế thu nhập của người lao động, mức tăng phù hợp với hoạt động sản xuất của từng doanh nghiệp. Tình trạng này sẽ không ảnh hưởng đến cuộc sống của người lao động và nền kinh tế nói chung. Còn lạm phát không cân bằng, mức tăng không tương ứng với thu nhập của người lao động, tình trạng này xảy ra thường xuyên.

  • Lạm phát dự đoán trước được & bất thường

Lạm phát dự đoán trước được xảy ra hằng năm trong thời kỳ tương đối dài với tỷ lệ lạm phát ổn định. Chúng ta có thể dự đoán được tỷ lệ trong các năm tiếp theo. Người dân đã quen với tình trạng này và không ảnh hưởng nhiều đến đời sống và kinh tế. Lạm phát bất thường xảy ra đột biến, ảnh hưởng đến tâm lý và đời sống của người dân và gây ra biến động kinh tế.

ví dụ về lạm phát

Phân loại lạm phát dựa theo căn cứ định tính

Thực trạng lạm phát ở Việt Nam 

Theo nguồn tin chinhphu.vn, căn cứ vào dự báo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), lạm phát ở Việt Nam năm 2022 tăng khoảng 3.9%. Mức tăng này sát với ngưỡng mục tiêu kiểm soát được đặt ra trước đó là 4%. Theo đó, các nguyên nhân dẫn đến sự lạm phát này có thể kể đến 3 yếu tố chính.

  • Lạm phát chuỗi cung ứng: Lý do là bởi nguyên vật liệu dùng cho sản xuất phải nhập khẩu từ bên ngoài khá nhiều.
  • Giá nguyên nhiên liệu tăng cao: Giá nguyên vật liệu trong nước tăng 1% thì giá thành sản phẩm phải tăng đến 2.6%.
  • Tổng nhu cầu tăng đột biến khi trước đó có sự đứt gãy của chuỗi cung ứng. Tuy nhiên, hiện tại nước ta vẫn giữa được khả năng kiểm soát tốt mặt bằng giá chung.

lạm phát nên đầu tư gì

Tỷ lệ lạm phát sẽ dựa trên chỉ số CPI – Consumer Price Index

Việt Nam là một trong số ít các quốc gia có tỷ lệ lạm phát cao liên tục trong suốt mấy chục năm vừa qua. Việc này có ảnh hưởng rất nhiều đến việc ổn định giá trị của đồng tiền, các hoạt động sản xuất, kinh doanh và tâm lý của người dân. Kỷ lục lạm phát ở Việt Nam diễn ra vào năm 1986 với 4 con số được ghi nhận có sự khác nhau và có xu hướng tăng là 453.4 %; 587.2%; 774.7% và 800%.

Theo số liệu của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) thì lạm phát Việt Nam qua các năm, từ 1980 – 2015 là 2.000%. Trong đó có 3 năm lạm phát lên đến 3 con số (lạm phát phi mã hay siêu lạm phát), 14 năm khác lên đến 2 con số. Lạm phát phi mã 3 con số trong 3 năm từ 1986 – 1988 (năm 1986 là 774,7%, năm 1987 là 323,1% và năm 1988 là 393%).

Nguyên nhân gây nên lạm phát là gì?

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng lạm phát tại Việt Nam. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi sẽ liệt kê một số nguyên nhân phổ biến cùng ví dụ về lạm phát cụ thể.

  • Lạm phát do cầu kéo

Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến lạm phát của nền kinh tế thị trường. Việc đồng tiền mất giá khi nhu cầu tiêu dùng của thị trường tăng lên, kéo theo các mặt hàng khác cũng tăng theo. Hiểu một cách đơn giản, lạm phát do cầu kéo là tình trạng tăng giá của một mặt hàng nào đó, kéo theo giá cả các mặt hàng khác cũng tăng theo.

Ví dụ: Hiện tượng lạm phát xảy ra khi giá xăng tăng, kéo theo đó, giá cước xe khách, cước xe taxi… cũng tăng theo. Đây chính là một trong những biểu hiện của lạm phát do cầu kéo.

lạm phát nên đầu tư gì

Giá xăng tăng kéo theo giá cước xe cũng tăng theo 

  • Lạm phát do xuất khẩu

Khi hàng hóa xuất khẩu tăng dẫn đến lượng hàng hóa tiêu thụ của thị trường sẽ nhiều hơn số lượng hàng hóa cung cấp (cầu nhiều hơn cung). Kéo theo đó, hàng hóa sẽ được thu gom để xuất khẩu khiến lượng hàng cung cấp cho thị trường trong nước giảm mạnh. Khi đó, giá cả hàng hóa bị giảm sút do bị thu gom xuất khẩu cũng tăng cao và xảy ra lạm phát.

Ví dụ: Khi mặt hàng nông sản xuất khẩu tăng mạnh, phần lớn nông sản trong nước sẽ được gom để xuất khẩu sang nước ngoài. Từ đó dẫn đến hàng nông sản dùng để bán trong nước giảm sút, giá nông sản bán trong nước tăng và tình trạng lạm phát xảy ra.

ví dụ về lạm phát

Mặt hàng nông sản xuất khẩu tăng, giá bán nông sản trong nước cũng tăng

  • Lạm phát do nhập khẩu

Khi thuế nhập khẩu tăng hoặc giá cả trên thế giới tăng thì giá hàng hóa nhập khẩu cũng tăng lên đáng kể. Mức giá bán sản phẩm đó trong nước cũng tăng theo và đến một mức độ nào đó sẽ dẫn đến lạm phát. Nguyên nhân dẫn đến lạm phát nhập khẩu còn do tỷ giá tăng. Hoặc kết hợp cả hai yếu tố là giá mua hàng từ nước ngoài cùng tỷ giá đều tăng.

Ví dụ: Tại thị trường Việt Nam, chúng ta có thể thấy rõ nguy cơ của lạm phát nhập khẩu là giá nhập khẩu tăng cao nhất là xăng dầu, sắt thép… so với cùng kỳ năm ngoái. Theo đó, giá thành nguyên vật liệu đầu vào tăng dẫn đến giá thành của các mặt hàng trong nước cũng tăng theo.

lạm phát ở việt nam

 Giá nguyên vật liệu đầu vào tăng dẫn đến giá mặt hàng trong nước tăng theo

  • Lạm phát tiền tệ

Nguyên nhân lạm phát tiền tệ xảy ra khi ngân hàng mua ngoại tệ hoặc in nhiều tiền hơn dẫn đến lượng tiền có sẵn quá nhiều. Khi cung lượng tiền lưu hành trong nước tăng, có thể là do ngân hàng trung ương mua ngoại tệ vào để giữ đồng tiền trong nước khỏi mất giá so với ngoại tệ. Hoặc trong trường hợp ngân hàng trung ương mua công trái theo yêu cầu của nhà nước khiến lượng tiền trong lưu thông tăng lên cũng là nguyên nhân gây ra lạm phát.

hiện tượng lạm phát xảy ra khi

Lạm phát tiền tệ xảy ra với nhiều trường hợp khác nhau

  • Lạm phát do chi phí đẩy

Một số những yếu tố đầu vào của doanh nghiệp bao gồm: chi phí nguyên vật liệu, máy móc, lương, thuế,… Nếu các yếu tố này tăng thì bắt buộc các doanh nghiệp cũng cần tăng giá sản phẩm của mình lên. Việc này dẫn đến tình trạng lạm phát do chi phí đẩy.

  • Lạm phát do cơ cấu

Xuất phát từ việc tăng tiền công cho người lao động, nhiều doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả, thu nhập tốt họ sẽ tăng tiền công cho người lao động. Bên cạnh đó cũng có nhiều doanh nghiệp kinh doanh kém hiệu quả, nhưng theo xu hướng thị trường doanh nghiệp phải tăng lương cho người lao động. Vì vậy, để tăng lương được cho người lao động doanh nghiệp đó bắt buộc phải tăng giá sản phẩm và từ đó sinh ra tình trạng lạm phát.

lạm phát việt nam qua các năm

Lạm phát cơ cấu xuất phát từ việc tăng tiền công cho người lao động

  • Lạm phát do cầu thay đổi

Tình trạng lạm phát này là sự thay đổi do nguồn cầu và cung, dẫn đến tình trạng độc quyền cung cấp một loại mặt hàng nào đó. Khi chính sách giá không tốt, liên tục tăng. Kể cả khi nguồn cầu đã giảm giá của mặt hàng đó cũng không giảm sẽ dẫn đến lạm phát.

Lạm phát nên đầu tư gì?

Để đầu tư an toàn và hiệu quả trong thời kỳ lạm phát, các bạn có thể tham khảo ngay 5 kênh dưới đây.

  • Đầu tư bất động sản

Trong thời kỳ lạm phát tăng cao thì đầu tư bất động sản là danh mục đầu tư cực tốt. Bạn có thể tạo ra thu nhập từ nhiều nguồn như cho thuê căn hộ, văn phòng, trung tâm thương mại, mua bán nhà cửa, đất đai,… Bí quyết để thành công là mua bán đúng bất động sản và đúng thời điểm. Nếu nhà đầu tư có tầm nhìn rộng, tinh tế sẽ dễ dàng đạt được nhiều lợi nhuận ngay cả khi lạm phát tăng.

ví dụ về lạm phát

Bất động sản là kênh “trú ẩn” an toàn trong bối cảnh lạm phát tăng cao

  • Mua vàng tích trữ 

Mua vàng để tích trữ là cách bảo vệ tài sản an toàn, chống lạm phát và sự mất giá của đồng tiền. Vàng là kim loại quý, nguồn cung giới hạn nên thường có giá trị cao với xu hướng tăng dần trong dài hạn. Vì vậy, đây được xem là kênh đầu tư tiết kiệm, an toàn trong tình hình kinh tế bất ổn.

  • Gửi tiết kiệm ngân hàng

Gửi tiết kiệm ngân hàng là một trong những cách tối ưu giúp bạn bảo vệ tài sản khi lạm phát. Đặc biệt, khoản tiền gửi tiết kiệm còn có thể sinh lời hiệu quả và ổn định. Tuy lãi suất tiền gửi khá thấp so với lãi chứng khoán hay trái phiếu,… nhưng đổi lại là sự an toàn và ít rủi ro. Tiền gửi tiết kiệm sẽ tạo nên một danh mục đầu tư phong phú, đa dạng, phù hợp với những người không ưa mạo hiểm.

ví dụ về lạm phát

Gửi tiết kiệm ngân hàng là giúp bạn bảo vệ tài sản khi lạm phát

  • Mua cổ phiếu 

Cổ phiếu là cách gia tăng lợi nhuận hiệu quả trong thời gian ngắn. Đặc biệt là khi đầu tư vào công ty lớn. Đầu tư cổ phiếu không chỉ giúp sinh lời nhanh mà tạo thêm động lực cho doanh nghiệp. Duy trì hoạt động và mở rộng sản xuất trong thời điểm lạm phát. Thị trường cổ phiếu có rủi ro cao, biến động thường xuyên. Nên bạn cần có kiến thức, kinh nghiệm để đầu tư an toàn, hiệu quả.

  • Đầu tư trái phiếu

Trái phiếu là một loại chứng khoán nhưng không chịu ảnh hưởng lớn từ thị trường nên ít rủi ro hơn cổ phiếu. Việc bạn cần cân nhắc là lựa chọn doanh nghiệp. Ngân hàng nào uy tín và có khả năng tăng trưởng cao ngay cả lúc thị trường biến động hoặc lạm phát. Vì vậy, trái phiếu được xem là hình thức đầu tư được ưu tiên với lãi suất cao hơn gấp 2 đến 3 lần so với gửi tiết kiệm ngân hàng.

lạm phát nên đầu tư gì

Trái phiếu là hình thức đầu tư được ưu tiên với lãi suất cao 

Trên đây là những thông tin cần thiết giúp bạn hiểu được lạm phát là gì và một số vấn đề xung quanh khái niệm này. Do vậy, để quản lý tài chính cá nhân thật tốt thì mỗi người chúng ta cần phải quan tâm đến tỷ lệ lạm phát. Tùy vào tình hình của lạm phát, các bạn hãy tận dụng cơ hội để lựa chọn hình thức đầu tư hợp lý. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp đến cho bạn đọc những kiến thức hữu ích.

tuyet23

[adsense_block_detail]

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Read also x

Website đang trong quá trình chạy thử nghiệm

Website đang chạy thử nghiệm