Lì xì Tết độc đáo xuân Qúy Mão 2023

Lì xì Tết độc đáo xuân Qúy Mão 2023

Tết xưa và nay của người Việt đã có ít nhiều những thay đổi, tuy nhiên nhiều phong tục đặc sắc vẫn được lưu giữ như một món ăn tinh thần không thể thiếu, trong đó có phong tục lì xì Tết. Vậy lì xì đầu năm như thế nào khiến ai cũng vui, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!

lì xì tết

Phong tục lì xì ngày Tết ở nước ta

Nguồn gốc tục lệ lì xì đầu năm

Lì xì (利市) là lệ đặt tiền vào chiếc phong bì nhỏ màu vàng son hoặc màu đỏ rực rỡ để mừng tuổi trẻ em. Theo tác giả Hạo-nhiên Nghiêm Toản, lì xì có nguồn gốc từ 利市 (lợi thị), phiên âm là lì shì, có ba nghĩa như sau:

  • Là số tiền lời thu được do mua bán mà ra.
  • Có nghĩa tốt lành, có lợi. Vào tháng Chạp ngày 24, khắp các thị tỉnh (nhà quê, kẻ chợ) đều làm lễ rước Na (để khấu trừ quỷ dữ). Trống (rước) Na sẽ đến khắp mọi nhà để cầu xin Lợi-thị (Theo Đông-kinh mộng-hoa-lục).
  • Là vận tốt, vận may. Trong sách “Bắc-mộng-tỏa-ngôn” có ghi rằng: “Khi Hạ-hầu Tư chưa gặp thời, vẫn còn luân lạc linh đinh, người ta thường gọi Tư là viên Tú-tài chẳng Lợi-thị”;

Trong 3 trường hợp trên, “lợi-thị” hay “lì-xì” đều có nghĩa là được lợi, được may mắn. Do đó, tiền lì xì tết chính là thứ tiền mang lại những điều lành, điều tốt cho trẻ em dịp đầu xuân.

Được biết, tục lệ lì xì đầu năm có từ thời xa xưa, xuất xứ từ Trung Quốc. Tương truyền rằng ngày xưa có một con yêu quái chuyên xuất hiện vào đêm giao thừa. Nó thích xoa đầu những đứa trẻ đang ngủ làm chúng bị sốt cao hoặc trở nên ngớ ngẩn. Vì thế những gia đình có con nhỏ thường sẽ phải thức cả đêm để canh không cho yêu quái làm hại con mình.

Một lần, 8 vị tiên đi ngang qua thấy vậy liền hóa thành những đồng tiền nằm bên cạnh chỗ ngủ của mấy đứa trẻ. Cha mẹ chúng đem gói những đồng tiền này vào tấm vải đỏ với mục đích xua đuổi yêu quái, không ngờ lại thật sự hữu dụng. Khi quái vật đến, những đồng tiền lóe lên khiến chúng sợ và phải bỏ chạy.

Câu chuyện trên nhanh chóng được lan truyền và từ đó, mỗi lần Tết đến người ta lại bỏ tiền vào những bao đỏ để tặng cho trẻ con với mong muốn chúng mau lớn, khỏe mạnh.

lì xì tết ý nghĩa

Nguồn gốc tục lì xì đầu năm

Tại Trung Quốc hay Việt Nam, tục lệ lì xì không chỉ có trong ngày Tết Nguyên Đán mà còn trong nhiều dịp lễ quan trọng khác, và cũng không chỉ dành cho trẻ em. Chẳng hạn như trong phong tục cưới hỏi, gia chủ thường tặng lì xì cho đội bưng quả (bê tráp), hoặc trong các ngày khai trương, sinh nhật…, chủ nhân cũng sẽ tặng lì xì cho khách. Trong tiếng Quan Thoại, tục này được gọi là 紅包 (“hồng bao”), trong tiếng Quảng Đông là 利是 (lợi thị), 利市 (lợi thị) hoặc 利事(lợi sự).

Ý nghĩa phong tục lì xì

Lì xì Tết là phong tục văn hóa tốt đẹp của người Việt, với mong muốn những điều tốt đẹp sẽ đến trong ngày đầu năm mới. Lì xì không chỉ giới hạn trong ngày mồng một Tết, mà còn có thể diễn ra trong 3 ngày đầu năm, thậm chí kéo dài đến mùng 9, mùng 10. Theo đó, bố mẹ, ông bà sẽ mừng tuổi con cháu, con cháu chúc thọ ông bà, những người thân thiết mừng tuổi cho nhau,…

Tiền mừng tuổi thường sẽ là số lẻ, ngụ ý số tiền đó sẽ dư mãi ra. Bên cạnh tiền, chúng ta cũng có thể mừng tuổi bằng quà cáp, nhưng phải chú trọng về mặt hình thức, vì ngày Tết ai cũng thích cái đẹp.

Câu chuyện mừng tuổi đẹp và ý nghĩa như vậy, nhưng hiện nay nhiều người dần có những suy nghĩ lệch lạc. Trẻ em được tiếp xúc và hiểu được giá trị của đồng tiền từ khá sớm, nên ngay những đứa trẻ 3,4 tuổi cũng đã biết: “Cháu thích tờ polyme hơn”. Cũng không ít bạn nhỏ bóc phong bao lì xì ra trước mặt người tặng, và thái độ sẽ tùy thuộc vào độ lớn của món tiền bên trong.

Theo giáo dục học, cha mẹ nên dạy trẻ cách tiêu tiền, nhưng cũng nên dạy cho con em biết được giá trị văn hóa của những phong tục. Trong nhiều việc, không nên đặt giá trị vật chất lên hàng đầu, nhất là đối với việc lì xì tuy đồng tiền nhỏ nhưng ý nghĩa lớn.

ý nghĩa của tục lì xì tết

Ý nghĩa phong tục lì xì

Những điều cần tránh khi tặng và nhận lì xì ngày Tết

Để ngày đầu năm diễn ra may mắn, chúng ta thường có những điều cần tránh. Phong tục lì xì cũng vậy.

  • Không dùng bao lì xì khác màu đỏ và vàng: theo quan niệm xưa, bao màu đỏ mới mang đến may mắn và tài lộc. Tuy nhiên với sự phát triển hiện nay, quan niệm nay dần bị quên đi trong dân gian khi ngày càng có nhiều phong bao lì xì với mẫu mã đẹp mắt, phù hợp với thị hiếu người dùng.
  • Tránh số 4: tiền lì xì ngày Tết cần tránh số 4, ví dụ như 40 ngàn, 400 ngàn. Bởi theo dân gian, số 4 là con số không may mắn khi có phát âm là “tứ” gần giống với “tử”. Bên cạnh đó, con số thích hợp để lì xì là số 8, với ý nghĩa phát tài phát lộc. Do đó, thay vì lì xì theo những số chẵn như 50k,100k, 500k,… mọi người có thể chọn các con số may mắn như 168 có ý nghĩa là “Phát lộc phát tài”, 188 lặp lại số 8 hai lần ý bảo “Mau chóng phát lộc phát tài”, 1001 là “độc nhất vô nhị”, ý muốn nói người nhận là duy nhất, không có gì thay thế được.
  • Không lì xì tiền cũ: khi lì xì, bạn nên dùng tiền mới. Bởi năm mới, mọi người đều mong muốn những gì đã cũ trôi qua. Hơn nữa tiền cũ đặt trong bao lì xì cũng mang lại âm khí xấu, nên cuối năm mọi người thường đi đổi tiền mới là như vậy.
  • Không nhận lì xì bằng một tay: khi nhận lì xì, dù người lớn hay nhỏ đều phải nhận bằng 2 tay để thể hiện sự tôn trọng.
  • Không vòi thêm tiền: việc vòi thêm tiền thể hiện sự bất kính, đồng thời cũng làm mất đi ý nghĩa truyền thống của bao lì xì đầu năm.
  • Không mở bao lì xì trước mặt người tặng: mở bao lì xì là việc bí mật, riêng tư, không nên mở ngay trước mặt người tặng. Hành động này được xem là bất lịch sự, xem nặng đồng tiền hơn tấm lòng.

cách làm lì xì tết đơn giản

Lưu ý khi lì xì ngày Tết

Cùng với cây quất, cành đào, bánh chưng và hộp mứt, phong tục lì xì Tết làm cho những ngày đầu năm mới trở nên trọn vẹn. Đây không chỉ là dịp nghỉ ngơi đón năm mới, mà còn là thời điểm bắt đầu những ước vọng mới, san sẻ hạnh phúc và cùng nhau hướng về một tương lai tốt đẹp hơn.

tuyet23

[adsense_block_detail]

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Read also x

Website đang trong quá trình chạy thử nghiệm

Website đang chạy thử nghiệm