Gợi ý mâm cúng ngày Tết đơn giản mà đầy đủ

Gợi ý mâm cúng ngày Tết đơn giản mà đầy đủ

Mâm cúng ngày Tết được xem như một nét văn hóa đặc sắc của người Việt Nam. Tùy theo mỗi vùng miền mà chúng ta sẽ có mâm cỗ cúng khác nhau, bày biện đẹp mắt và mang ý nghĩa riêng. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về mâm cỗ cùng 3 miền nhé!

mâm cúng ngày tết

Bật mí nét đẹp mâm cúng ngày Tết 3 miền

Mâm cỗ cúng mồng 1 Tết

Tết là dịp quan trọng, là ngày đoàn viên của gia đình sau 1 năm làm việc, học tập vất vả. Mâm cơm Tết sẽ luôn đầy đủ các món và được chăm chút kỹ càng hơn so với ngày thường, với mong muốn một năm đủ đầy, sung túc, hạnh phúc. Bên cạnh đó, đây còn là mâm cỗ mời Ông Bà, Thần Linh về nhà cùng ăn Tết với con cháu, gia chủ.

Theo sách “Tín ngưỡng Việt Nam” của tác giả Lưu Ánh, các vật phẩm cần có trong mâm cỗ cúng mồng 1 sẽ phải bao gồm mâm ngũ quả, hương hoa, giấy tiền vàng mã, trầu cau, đèn, nến, rượu, trà, bánh chưng (hoặc bánh tét). Có thể chuẩn bị cỗ mặn hoặc cỗ chay, nhưng các món ăn phải được chế biến thơm ngon, bày biện đẹp mắt, trang nghiêm. Tại Hà Nội hay các tỉnh thành phía Bắc, mâm cỗ truyền thống sẽ thường có “bốn bát sáu đĩa”, với những nhà khá giả có thể có nhiều hơn (tám bát tám đĩa).

Các bát trên mâm bao gồm:

  • Một bát bóng thả
  • Nước dùng gà hoặc món canh rau củ thái hình hoa.
  • Một bát miến nấu lòng gà.
  • Một bát măng khô nấu với thịt lợn.

Các đĩa gồm có:

  • Đĩa gà luộc (thông thường là gà trống thiến nhưng được chuẩn bị từ chiều 30 Tết vì đầu năm, mọi người kiêng sát sinh).
  • Đĩa nem
  • Đĩa giò xào, giò lụa
  • Đĩa xôi gấc
  • Đĩa nộm
  • Bánh chưng, mứt Tết

mâm cúng ngày tết miền bắc

Mâm chúng miền Bắc

Đối với miền Trung và miền Nam, các món ăn sẽ có đôi chút thay đổi so với miền Bắc. Ví dụ như mâm cỗ miền Nam sẽ có bánh tét thay vì bánh chưng, dưa món, canh khổ qua nhồi thịt, thịt kho tàu, tép rang,… Còn mâm cơm miền Trung lại có bánh chưng hoặc bánh tét, dưa cải chua, bò rim, giò thủ, bánh tổ, bánh ngũ sắc, bánh phục linh, bánh sen tán,… Cho dù có gì trong bữa ăn thì đây đều là những món ăn truyền thống, được chế biến cực kỳ kỳ công.

Bên cạnh đó, một số gia đình theo Phật giáo sẽ có quan điểm đầu năm không sát sinh. Cho nên thay vì chuẩn bị mâm cỗ mặn, người ta sẽ chuẩn bị mâm cỗ chay bao gồm:

  • Rau củ xào chay: có thể là cà rốt, bắp non, cải thảo, nấm,…
  • Đậu hũ: một món ăn cực kỳ quen thuộc với những người ăn chay. Đậu hũ dễ chế biến, có thể được biến tấu thành nhiều món ngon khác nhau như chiên xù, đậu hũ xào nấm, đậu phụ tứ xuyên,…
  • Canh nấm chay: Trong mâm cúng hay mâm cơm dù chay hay mặn thì cũng đều cần phải có một bát canh. Bạn chỉ cần chọn những loại nấm, rau củ yêu thích và nấu, không cần quá cầu kỳ.
  • Món xôi: Xuất hiện ở cả mâm cỗ mặn và mâm cỗ chay, đặc biệt là tại mâm cúng ngày Tết. Bạn có thể chuẩn bị xôi đậu xanh, xôi gấc, xôi lá dứa,…

mâm cúng ngày tết miền nam

Mâm cúng ngày mồng 1 miền Nam

Mâm cúng ngày Tết cho mồng 2

Sau khi rước ông bà, gia tiên về ăn Tết cùng con cháu vào mồng 1, ngày mồng 2 cũng sẽ tương tự như vậy. Cúng ngày mồng 2 mang ý nghĩa mời thần linh, gia tiên về ăn cơm, phù hộ cho con cháu.

Về cơ bản, mâm cúng ngày mồng 2 cũng sẽ tương tự như ngày mồng 1 nhưng có thể thêm thắt một chút để mới lạ và đỡ buồn chán hơn. Mâm cơm sẽ bao gồm:

  • Một con gà luộc
  • Bánh chưng
  • Dưa món
  • Một đĩa đồ xào hoặc nộm
  • Một bát canh rau củ
  • Nem rán, giò thủ hoặc chả lụa

Mâm cơm miền Trung và miền Nam sẽ có vẻ linh động hơn. Một số nơi còn cúng thêm trà rượu và hoa tươi.

Mâm cúng ngày mùng 3 (Cúng tiễn gia tiên, cúng hóa vàng)

Cúng mùng 3 hay còn được gọi là cúng tiễn gia tiên, cúng hóa vàng, kết thúc 3 ngày đầu năm đầm ấm. Rất nhiều gia đình xem trọng tục cúng mùng 3 này, bởi đây chính là khởi đầu của những suôn sẻ, hanh thông.

Tùy theo điều kiện của từng gia đình mà lễ hóa vàng sẽ khác nhau, tuy nhiên vẫn không thể thiếu các lễ vật dưới đây:

  • Một mâm cỗ mặn tùy nhà sẽ gồm có bánh chưng, gà luộc, thịt luộc, giò chả, nem rán, canh, thịt kho, rượu,…
  • Tiền âm phủ, vàng mã
  • Mâm ngũ quả
  • Hoa tươi
  • Hương
  • Bánh kẹo, mứt
  • Trầu cau, thuốc lá
  • 2 cây mía (bởi theo dân gian quan niệm, cây mía giúp các cụ chống đi cho đỡ mỏi, hoặc có thể được sử dụng để gánh các đồ cúng về trời).

cách bày mâm cúng ngày tết

Mâm cúng mùng 3

Mâm cúng ngày tết Đoan Ngọ

Bên cạnh Tết Nguyên Đán thì Tết Đoan Ngọ cũng là một trong những ngày lễ truyền thống quan trọng của người dân Việt Nam. Tết Đoan Ngọ thường diễn ra vào ngày 5/5 âm lịch hàng năm. Theo truyền thống, người Việt thường chuẩn bị mâm cỗ cúng dâng lên thần linh, tổ tiên để cầu nguyện một mùa màng bội thu, không bị sâu bệnh tàn phá. Ngoài ra, người Việt xưa còn tin rằng đây là ngày để loại bỏ những sâu bệnh trong cơ thể. Do đó những thức quả sử dụng trong ngày này thường có vị chua, chát như mận, vải,…

Tùy thuộc theo từng vùng miền mà ngày diệt sâu bọ được cúng lễ khác nhau. Mỗi món ăn hay lễ vật đều mang ý nghĩa riêng của từng vùng, nhưng đều mang lòng thành kính và hướng về tổ tiên.

Mâm cúng truyền thống trong ngày Tết Đoan Ngọ miền Bắc sẽ bao gồm:

  • Hương, hoa, vàng mã.
  • Nước, rượu nếp.
  • Các loại hoa quả (mận, vải…).
  • Xôi, chè.
  • Bánh tro, bánh ú: các loại được làm từ gạo nếp, ngâm trong nước tro và gói lại bằng lá chuối. Đây là loại bánh khá dễ ăn, dễ tiêu, ngon hơn khi sử dụng cùng đường hoặc mật.
  • Cơm rượu nếp: là món khá đặc trưng của người miền Bắc, đặc biệt là món cơm rượu nếp cái hoa vàng.

Mâm cúng Tết Đoan Ngọ miền Trung

  • Hương, hoa, vàng mã.
  • Nước, rượu nếp.
  • Các loại hoa quả như vải, mận…
  • Bánh tro, bánh ú.
  • Chè kê: là món đặc sản, chuyên xuất hiện trong mâm cúng Tết Đoan Ngọ của tỉnh Quảng Nam.
  • Thịt vịt: thường có trên mâm lễ cúng Tết Đoan Ngọ của người miền Trung. Bởi theo quan niệm xưa, thịt vịt là món ăn có tính mát, ăn vào sẽ giúp làm mát, giải nhiệt cho cơ thể đồng thời bổ máu và tốt cho hệ tiêu hóa.
  • Cơm rượu: món ăn được làm bằng phương pháp lên men cổ truyền, có hình dạng vuông vức.

mâm cúng ngày tết đoan ngọ

Mâm cúng Tết Đoan Ngọ

Mâm cúng Tết Đoan Ngọ miền Nam

  • Hương, hoa, vàng mã.
  • Nước, rượu nếp.
  • Các loại hoa quả như vải, mận…
  • Cơm rượu: khác với miền Trung, cơm rượu ở miền Nam thường được vo thành những viên tròn trước khi ủ. Đến khi rượu dậy mùi, người ta sẽ thêm nước đường vào. Ăn vào sẽ có cảm giác giống như xôi chè ở miền Bắc.
  • Bánh ú bá trạng: được làm tương tự như bánh tro nhưng kích thước lớn hơn một chút. Bánh được làm từ gạo nếp, bên trong nhồi nhiều loại nhân, sau đó gói trong lá rồi đem đi luộc hoặc hấp chín.
  • Chè trôi nước: là những viên chè tròn to làm từ bột nếp trắng, có nhân là đậu xanh thơm bùi. Chè ăn cùng với nước đường gừng và nước cốt dừa.

Trên đây là thông tin về mâm cúng ngày Tết của 3 miền. Theo thời gian, những mâm cỗ có phần thay đổi và biến tấu hơn, nhưng quy chung vẫn cần phải trang trọng và thành tâm. Hy vọng bài viết giúp bạn có thêm những thông tin hữu ích, đồng thời chúc bạn có một mùa Tết an nhiên bên gia đình, người thân và bạn bè.

tuyet23

[adsense_block_detail]

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Read also x

Website đang trong quá trình chạy thử nghiệm

Website đang chạy thử nghiệm