Máy hủy tài liệu là dòng máy hủy giấy và các loại tài liệu như ghim, USB, CD,… quen thuộc đối với văn phòng. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng nhiều người thường gặp phải tình trạng máy không chạy. Vậy nguyên nhân và cách khắc phục khi máy hủy giấy không chạy? Hãy cùng chúng tôi đi giải đáp thắc mắc này trong nội dung của bài viết hôm nay nhé!

NỘI DUNG BÀI VIẾT
Nguyên nhân và cách giải quyết khi máy hủy giấy không chạy
Máy hủy tài liệu văn phòng không chạy do nhiều nguyên nhân. Dưới đây là tổng hợp các nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả. Cụ thể:
1. Máy hủy giấy không vào điện
Đây được xem là một nguyên nhân khá phổ biến và thường gặp phải đối với người sử dụng. Theo đó, khi bật nút nguồn máy hủy tài liệu nên mà máy không chạy thì trước tiên bạn cần kiểm tra các ổ cắm, phích cắm, dây điện xem có hỏng hóc hay gặp vấn đề gì không. Những lỗi này người sử dụng có thể hoàn toàn tự khắc phục một cách đơn giản và dễ dàng.

Nếu như kiểm tra hệ thống dây điện, ổ cắm hoàn toàn bình thường thì khả năng cao là bạn phải nhờ đến sự hỗ trợ của các nhân viên kỹ thuật để được khắc phục.
2. Máy hủy giấy không chạy do giấy cuốn vào bánh răng
Cụ thể, có thể do quá trình vận hành trước đi giấy đã bị cuốn vào bánh răng dẫn đến kẹt cứng và làm máy ngừng hoạt động.
Ở trường hợp này, bạn cần tắt máy – rút điện và tháo nắp máy hủy giấy ra. Sau đó, bạn dùng nhíp để lấy những mảnh vụn bị vướng ở phần lưỡi và bánh răng ra ngoài. Lưu ý:

- Bạn cần nhẹ nhàng khi kéo để các dải giấy không bị đứt vụn.
- Đối với các mảnh giấy bị cuộn tròn vào bánh răng thì bạn có thể sử dụng loại dao sắc nhỏ cắt ra rồi dùng nhíp kéo mạnh để lấy ra toàn bộ giấy.
Cuối cùng, bạn đóng nắp máy hủy giấy lại cắm điện – bật nguồn để vận hành như bình thường.
3. Máy hủy giấy dừng đột ngột khi đang chạy
Nếu trường hợp này xảy ra thì rất có thể máy hủy tài liệu của bạn đang muốn được nghỉ ngơi đó. Theo đó thì thông thường mỗi model máy sẽ chỉ vận hành liên tục trong một thời gian nhất định và sau đó thì cần nghỉ ngơi khoảng 15-20 phút mới có thể hoạt động bình thường trở lại.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên kiểm tra xem giấy có bị kẹt hay thùng rác có bị đầy hay không để xử lý kịp thời.
4. Máy hủy không nhận giấy vào
Trong trường hợp máy hủy tài liệu không thể nhận bất kỳ một tờ giấy nào vào trong khe hủy thì rất có thể là bánh răng đã bị bào mòn hoặc hỏng khiến cho cơ chế cắt không quay. Đây chính là thời điểm mà bạn cần đi bảo dưỡng hoặc thay thế linh kiện cần thiết rồi đấy.
Các lỗi thường gặp khác khi sử dụng máy hủy tài liệu
Ngoài lỗi máy hủy tài liệu không chạy ra thì một số sự cố khác mà bạn có thể gặp phải trong quá trình sử dụng đó là:
1. Máy hủy giấy bị kẹt giấy
Khi máy hủy tài liệu bị kẹt giấy thì một số nguyên nhân được xác định như sau:

- Lượng giấy cho vào máy vượt quá hiệu suất hủy quy định.
- Thêm giấy liên tục trong khi máy chưa xử lý xong lượng giấy cũ.
- Dầu trong máy bị khô hoặc không được vệ sinh, bảo dưỡng đúng cách.
- Thùng rác chứa tài liệu hủy đã bị đầy.
- Giấy có lẫn các chất liệu không phù hợp.
Để khắc phục lỗi kẹt giấy, bạn tiến hành làm theo cách giải quyết máy hủy giấy không chạy do giấy cuốn vào bánh răng được cung cấp ở mục trên.
2. Máy hủy giấy phát ra tiếng kêu to
Máy hủy giấy khi vận hành phát ra tiếng kêu to là điều hết sức bình thường. Tuy nhiên, nếu âm thanh hoạt động quá lớn thì rất có thể là máy đang bị khô hoặc thiếu dầu. Vì vậy, người dùng cần tra dầu cho thiết bị. Lưu ý, cần chọn loại dầu chuyên dụng và tuyệt đối không được sử dụng bất kỳ chất lỏng nào khác vì như thế có thể gây nên những hư hỏng không đáng có.

Ngoài ra, khi máy hủy kêu to thì cũng có thể do thùng chứa giấy hủy đã bị đầy. Điều bạn cần làm là kiểm tra lại bộ phận thùng giấy để loại bỏ giấy thải. Nếu như 2 cách khắc phục trên đã thực hiện nhưng máy vẫn kêu thì bạn nên liên hệ với phía nhà sản xuất để được nhân viên kỹ thuật hỗ trợ xử lý kịp thời.
3. Máy hủy giấy chậm, hủy không hết giấy
Với lỗi hủy chậm, hủy không hết giấy thì có thể là do bộ phận lưỡi dao cắt giấy của thiết bị đã gặp vấn đề. Có thể lưỡi dao đã bị gỉ sét, cùn đi sau thời gian dài sử dụng.
Trong trường hợp này, để khắc phục thì bạn nên thường xuyên kiểm tra và tra dầu cho lưỡi dao cắt giấy. Đặc biệt vào mùa mưa, khi độ ẩm không khí cao thì lưỡi dao rất dễ bị ẩm và gỉ sét.
Những lưu ý quan trọng khi sửa máy hủy giấy
Thực tế, việc sửa máy hủy giấy tại nhà sẽ giúp tiết kiệm thời gian và chi phí lớn. Tuy nhiên, để tránh xảy ra các vấn đề khác thì người dùng cần phải lưu ý một số điều sau đây:
- Không thực hiện việc tự sửa máy tại nhà nếu máy hủy tài liệu gặp phải các lỗi nghiêm trọng như bánh răng bị vỡ hoặc hỏng,…
- Mua linh kiện thay thế máy hủy tài liệu ở những địa chỉ uy tín, có nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng.

- Tiến hành tra dầu thường xuyên sẽ giúp máy hoạt động trơn tru.
- Sử dụng các loại dầu bôi trơn trong các cửa hàng kinh doanh máy hủy tài liệu.
- Tuyệt đối không sử dụng dầu Aerosol để bôi trơn cho máy hủy tài liệu vì đây là chất bôi trơn dầu mỏ có thể gây nguy hiểm cho máy và nguy cơ hỏa hoạn nghiêm trọng.
- Khi gặp phải các lỗi trong quá trình sử dụng và đã thử một số cách khắc phục mà không thấy hiệu quả thì nên liên hệ với nhân viên kỹ thuật bên đơn vị mua máy (nếu chế độ bảo hành còn); hoặc tìm đến địa chỉ sửa chữa uy tín.
Như vậy, nội dung bài viết hôm nay chúng tôi đã chia sẻ các kiến thức về nguyên nhân và cách khắc phục máy hủy giấy không chạy. Hy vọng với thông tin được chia sẻ thì người dùng máy hủy tài liệu có thể tự sửa chữa thành công tại nhà.