Món ăn truyền thống ngày Tết Việt Nam không thể thiếu

Món ăn truyền thống ngày Tết Việt Nam không thể thiếu

Năm mới là dịp mọi người sum vầy, quây quần bên mâm cơm gia đình. Bởi vậy, mâm cơm truyền thống ngày Tết cần được chuẩn bị cẩn thận. Những món ăn truyền thống ngày Tết  phần nào thể hiện sự ấm no, hạnh phúc, mong ước một năm mới phát đạt, thành công cũng như nét văn hóa từng vùng miền. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu tới các bạn những món ăn truyền thống ngày Tết Việt Nam ở từng vùng miền khác nhau, cùng chúng tôi tham khảo nhé.

món ăn truyền thống ngày tết

Mâm cơm ngày Tết thường rất chỉn chu, đong đầy

Món ăn truyền thống ngày tết miền Bắc

Tết ở miền Bắc mang theo cái lạnh của mùa đông, với nền nhiệt khác nhau cho nên các món ăn truyền thống ngày Tết cũng có sự khác biệt. Một mâm cơm Tết thì bắt buộc phải có 6 bát 6 đĩa hoặc là 8 bát 8 đĩa, mang ngụ ý cầu tài, cầu lộc. Đến nay, các món ăn ngày Tết ở miền Bắc vẫn xuất hiện trong mâm cơm Tết của mỗi gia đình, lưu giữ vẹn nguyên những tinh hoa ẩm thực cổ truyền Việt Nam.

Bánh chưng

truyền thống ngày tết

Bánh chưng truyền thống của miền Bắc

Món bánh truyền thống ngày Tết không thể thiếu trong bất kỳ gia đình miền Bắc nào chính là bánh chưng. Cứ nhắc đến Tết là người ta sẽ nhớ ngay đến bánh chưng, món bánh tượng trưng cho đất Mẹ bao la, được hoàng tử Lang Liêu  sáng tạo ra để tỏ lòng hiếu thảo và biết ơn với vua Hùng (đời thứ 16) và đất trời.

Bánh chưng ngon là sự kết hợp hài hòa giữa nếp cái dẻo thơm, đậu xanh mềm mịn ngọt bùi cùng thịt mỡ béo ngậy thêm chút vị tiêu tê cay. Tất cả những nguyên liệu đó đã tạo nên một hương vị Tết rất riêng của miền Bắc. Thời điểm cả nhà quây quần bên bếp lửa rực hồng canh nồi bánh chưng đã đi vào rất nhiều những áng thơ văn.

Thịt gà luộc

truyền thống ngày tết

Gà luộc vàng óng

Một đĩa gà luộc vàng óng đã vô cùng quen thuộc với mọi con dân đất Việt. Nó không chỉ là món ăn truyền thống vào dịp Tết của miền Bắc mà còn là món ăn không thể thiếu trong những dịp cưới xin, lễ mừng. Nói chung, cứ có tổ chức mâm cỗ là sẽ không thiếu được thịt gà luộc.

Gà luộc trong ngày Tết thường được chọn những con gà ta, chắc thịt, da giòn, thơm ngọt. Một đĩa gà luộc rắc chút lá chanh thái chỉ rồi chấm với muối chanh ớt thì đúng chuẩn ngon hết nước chấm.

Thịt đông

truyền thống ngày tết

Thịt đông trong như thạch

Thịt đông là món ăn truyền thống vô cùng độc đáo trong dịp tết của người miền Bắc. Món ăn này được làm chủ yếu từ thịt chân giò và bì lợn ninh nhừ kết hợp cùng độ giòn sần sật của mộc nhĩ, hương thơm từ nấm hương, tiêu cay,… Cắn miếng thịt đông trong veo như thạch, lành lạnh, ngọt lành mà không ngán, quyện vào cơm nóng thì đúng chuẩn ngày Tết miền Bắc.

Thịt đông miền Bắc hợp với tiết lạnh mùa đông, trời càng lạnh thì món này lại càng ngon. Chỉ có mùa đông lạnh buốt ấy mới có thể ngưng đọng thứ nước thịt chảy ra sau quá trình ninh nhừ tạo thành thứ thạch đông béo ngậy. 

Nem rán

truyền thống ngày tết

Nem rán giòn rụm

Nem rán là một trong những món không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết của người miền Bắc. Thịt ba chỉ xay nhuyễn, miến, hành tây, cà rốt, nấm hương, mộc nhĩ,… được cuốn trong những lá bánh đa nem mỏng tang rồi đem rán 2 lần dầu cho màu vàng óng mà lại giòn tan. Nem rán được ăn kèm với nước mắm ớt tỏi chanh là đúng vị Bắc nhất.

Giò 

món ăn truyền thống ngày tết việt nam

Giò lụa không thể thiếu trong mâm cơm Tết

Đây là một món ăn không thể thiếu trong ngày Tết luôn. Nó mang ý nghĩa “trong ấm ngoài êm, phúc lộc đầy nhà” cho một năm mới. Giò được làm từ thịt lợn giã nhuyễn, gia giảm gia vị, rồi gói lại trong lá chuối trong khuôn hình trụ, đem đi luộc chín là hoàn thành. Khi ăn chúng ta chỉ cần cắt ra là ăn được luôn, không cần chế biến gì thêm, rất tiện dụng trong những ngày tết bận rộn.

Xôi gấc

món ăn truyền thống ngày tết việt nam

Màu đỏ xôi gấc tượng trưng cho may mắn

Màu đỏ theo quan niệm từ xưa của người Việt là màu của sự may mắn, hạnh phúc. Do đó, những dịp quan trọng như Tết cổ truyền không thể thiếu được sắc đỏ của gấc. Xôi gấc được đồ từ những hạt nếp cái mẩy tròn, trộn đều với gấc nếp đỏ tươi sau đó đem đồ chín. Vị dẻo thơm của nếp, béo ngậy của gấc cùng vị ngòn ngọt từ đường, nước cốt dừa sẽ thức tỉnh vị giác trong bạn đấy.

Dưa hành

món ăn truyền thống ngày tết việt nam

Dưa hành chua cay ăn kèm bánh chưng

Dân gian có câu “Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ/Cây nêu tràng pháo, bánh chưng xanh”, và đúng như vậy, Tết không thể thiếu được bát dưa hành để xua đi cái ngán của những món thịt. 

Hành củ tươi được muối chua cho vị chua và cay nhẹ. Dưa hành thường được ăn kèm với thịt đông hoặc bánh chưng rất ngon. Đây là một món ăn ngày Tết vô cùng đặc trưng ở miền Bắc, có mặt ở mâm cơm của mọi gia đình.

Canh măng

món ăn truyền thống ngày tết việt nam

Canh măng phải là măng khô

Bên cạnh những món thịt thì canh măng là một số ít những món rau trong mâm cơm ngày Tết ở miền Bắc. Canh măng ở miền Bắc không dùng măng tươi mà phải là măng khô kết hợp cùng với chân giò. Sự kết hợp của nước canh ngọt đậm, thịt chân giò mềm cùng độ giòn của măng khô tạo nên một món ăn truyền thống không thể thiếu trong mâm cơm của các gia đình miền Bắc.

Các món ăn ngày Tết miền Trung

Dọc theo dải đất hình chữ S, vị trí, khí hậu có sự khác nhau nên ẩm thực cũng mỗi nơi mỗi vẻ. Mâm cơm Tết của các gia đình miền Trung có sự khác biệt với những món ăn đặc trưng vùng miền.

Bánh chưng/bánh tét

mâm cơm truyền thống ngày tết

Tùy từng tỉnh miền Trung mà Tết sẽ gói bánh chưng hoặc bánh tét

Khác với miền Bắc, đất miền Trung có cả bánh chưng lẫn bánh tét. Những tỉnh gần với miền Bắc thường gói bánh chưng còn những tỉnh miền trong gần miền Nam thì lại gói bánh tét. Cũng có gia đình gói cả 2 loại bánh. 

Bánh chưng của miền Trung thường bé và ít nhân hơn so với bánh chưng ngoài Bắc. Bánh tét thì giống của miền Nam nhưng chỉ dùng để ăn trong nhà, chứ không dùng để biếu như trong Nam. Vì ở miền Trung, “đòn bánh tét” nghe giống như “đòn roi” cho nên họ không dùng để tặng.

Dưa món

mâm cơm truyền thống ngày tết

Dưa món dễ ăn, chống ngán

Đây là món ăn kèm rất được ưa chuộng trong ngày tết miền Trung. Dưa món giúp chống ngán ngày Tết vô cùng hiệu quả, thường dùng để ăn kèm với bánh chưng, bánh tét,… Dưa món thường được làm từ các loại củ quả như: su hào, cà rốt,… Cách làm dưa món tuy không khó, nhưng đòi hỏi sự cẩn thận và tỉ mỉ để thành phẩm hoàn hảo từ màu sắc, hương vị cho đến độ giòn.

Thịt muối

bánh truyền thống ngày tết

Thịt muối hay còn gọi thịt ngâm mắm

Thịt muối là một trong những món ăn truyền thống của người miền Trung. Thịt lợn hay thịt bò được rửa sạch rồi đem ngâm vào nước mắm đường nấu sẵn cùng tỏi, ớt. Ngâm khoảng 1 tuần cho thịt ngấm là có thể dùng được. Món thịt này có vị mặn mặn, ngọt ngọt, phù hợp để ăn cùng cơm nóng hay cuốn với bánh tráng, bún, rau sống đều rất ngon.

Nem chua

phong tục truyền thống ngày tết

Nem chua đúng chuẩn để nhậu ngày Tết

Đây là món ăn hay được người miền Trung mang ra để đãi khách. Món này có thành phần chính là thịt lợn được tẩm ướp gia vị rồi gói trong lá ổi hay lá chùm ruột, sau vài ngày thì có thể lấy ra ăn. Vị chua chua, cay tê vừa phải do ớt, thơm nồng mùi tỏi, giòn giòn từ thịt rất phù hợp để làm món nhậu trong ngày Tết. 

Giò bò

phong tục truyền thống ngày tết

Giờ bò miền Trung luôn rất ngon

Giò bò miền Trung khác giò bò ở những nơi khác là có nhiều tiêu sọ, cho nên rất thơm. Giò bò miền Trung dùng hoàn toàn thịt bò để làm, không cho thêm các nguyên liệu khác để trợ vị cho nên rất đậm vị bò. 

Tôm chua

phong tục truyền thống ngày tết

Tôm chua xứ Huế

Đi sâu vào miền trong, trên bàn ăn các gia đình không thể thiếu món tôm chua. Đây là một đặc sản của Huế, nó được dùng phổ biến trong những bữa ăn hàng ngày cũng như mâm cơm dịp năm mới. Món ăn này mang vị ngọt bùi của tôm, độ béo ngậy của thịt, vị chua chua của khế, cay của riềng, tỏi, ớt, thơm nồng của xả cùng các loại rau thơm,… 

Bò kho mật mía

mâm cơm truyền thống ngày tết

Bắp bò kho đậm vị miền Trung

Với người miền Trung, bò kho mật mía là món ăn lai rai không thể thiếu trong mâm cỗ những ngày Tết. Món ăn này có độ gia giòn của bò, vị cay nồng từ sả, ớt và mùi thơm dịu từ mật mía đã làm nên nét đặc sắc vô cùng riêng cho món ăn mang đậm chất vùng miền này.

Xôi đậu xanh

Không phải xôi gấc như miền Bắc, mâm cơm cúng giao thừa của người miền Trung sẽ có đĩa xôi đậu xanh. Đối với người dân miền Trung, món xôi đỗ xanh tượng trưng cho “tình thân quyện chặt, bền mãi không rời”.

mâm cơm truyền thống ngày tết

Xôi đậu xanh

Gạo nếp nấu xôi được tuyển chọn kỹ lượng. Xôi nấu không quá dẻo, để khi thưởng thức có thể cảm nhận rõ được vị thơm của nếp, vị bùi của đậu.

Những món ăn ngày Tết ở miền Nam

Những món ăn truyền thống ngày Tết ở miền Nam rất đa dạng, bình dị, phóng khoáng và ít câu nệ về mặt hình thức. Một mâm cơm ngày Tết của người miền Nam thường có rất nhiều món khác nhau.

Bánh Tét

mâm cơm truyền thống ngày tết

Bánh tét miền Nam đa dạng nhân

Tết miền Bắc không thể thiếu bánh chưng thì Tết miền Nam phải có bánh tét. Bánh tét mang ý nghĩa đùm bọc lẫn nhau, biết ơn ông cha. Loại bánh này được gói dạng hình trụ dài ở trong lá chuối. 

Những chiếc bánh tét miền Nam rất đa dạng về nhân, không chỉ có nhân đỗ xanh và thịt mà còn có sự biến hóa đa dạng nhiều loại nhân như trứng muối, lạp xưởng,… hay như những loại nhân ngọt như chuối, đậu đỏ,…

Thịt kho nước dừa

Món ăn truyền thống ngày Tết nổi danh nhất, và không thể thiếu trên mâm cỗ của người miền Nam chính là thịt kho nước dừa. Thịt kho nước dừa còn có tên gọi khác là thịt kho hột vịt, thịt kho rệu. 

món ăn truyền thống ngày tết việt nam

Một nồi thịt kho cho cả cái Tết

Nguyên liệu chính của món này là thịt lợn, trứng vịt và nước dừa cùng các gia vị. Miếng thịt thường được thái to hình vuông, trứng vịt luộc hình tròn mang ý nghĩa “vuông tròn đều đặn, mọi sự bình an”, “trên thuận dưới hòa, giàu sang phú quý”.

Mỗi nhà ngày tết thường kho một nồi to để ăn dần trong suốt những ngày đầu năm. Món này kho càng lâu thì thịt lại càng thấm, ăn càng ngon và càng đậm đà. Bạn có thể ăn thịt kho nước dừa với dưa giá để tránh ngấy.

Canh khổ qua nhồi thịt

món ăn truyền thống ngày tết việt nam

Canh “khổ” đi “qua”

Khổ qua hay chính là mướp đắng của người miền Bắc. Đây là món ăn có mặt trong mọi mâm cơm của người miền Nam ngày Tết. Người miền Nam ăn canh khổ qua dồn thịt với ý nghĩa là mong muốn cái “khổ” trong năm cũ sẽ nhanh chóng “qua” đi, và bắt đầu một năm mới mọi sự hanh thông, nhiều may mắn và hạnh phúc. 

Hơn nữa ngày Tết thường có nhiều món ăn dầu mỡ, giàu đạm thì món canh khổ qua dồn thịt sẽ giúp đỡ ngán, giải nhiệt rất tốt.

Củ kiệu trộn tôm

món ăn truyền thống ngày tết việt nam

Dưa củ kiệu chua với tôm khô

Món củ kiệu trộn tôm khô là một món ăn ngày Tết truyền thống ở miền Nam được nhiều người yêu thích. Khác với những vùng khác, củ kiệu miền Nam sẽ ăn cùng với tôm khô, vị chua của dưa kiệu kết hợp cùng vị thơm ngọt từ tôm khô, càng nhai càng thấy ngọt bùi. Món ăn này thường được ăn cùng bánh tét để chống ngán.

Lạp xưởng

món ăn truyền thống ngày tết việt nam

Lạp xưởng đỏ may mắn

Đây cũng là một món ăn ngày Tết không thể thiếu trong miền Nam. Lạp xưởng thường có màu đỏ hồng tươi – màu của may mắn, cho nên nó có ý nghĩa cầu mong may mắn cho một năm mới, một khởi đầu đầy thuận lợi. Lạp xưởng hiện nay có nhiều loại khác nhau từ tươi, khô, nạc, tôm, cá… vị đều rất ngon dai ngọt. Món này phù hợp để ăn cùng cơm hoặc cuốn bánh tráng cùng bún, rau thơm,… cũng rất đáng để thưởng thức đấy nhé.

Dưa giá

món ăn truyền thống ngày tết việt nam

Dưa giá đơn giản, dễ ăn

Dưa giá có nguyên liệu chính là giá đỗ, cà rốt, hẹ,… cho nên rất tốt cho sức khỏe người ăn. Món này có vị giòn ngọt, hơi chua, có tính mát nên được nhiều người yêu thích khi ngán thịt cá trong dịp Tết. Dưa giá thường được dùng để cuốn chung với bánh tráng, ăn chung với thịt kho nước dừa hoặc cơm.

Gỏi cuốn

món ăn truyền thống ngày tết việt nam

Gỏi cuốn tôm

Ngày Tết, bạn sẽ thường bắt gặp những đĩa gỏi cuốn trên mâm cơm cúng, mâm cỗ đãi khách của người miền Nam. Khác với gỏi cuốn ở miền Bắc, gỏi cuốn  miền Nam được làm từ bánh tráng dẻo cuốn cùng với tôm, thịt, bún, rau dưa và ăn kèm với mắm hoặc là nước tương tùy sở thích. Với những nguyên liệu tươi mát, chủ yếu là rau cho nên đây là món chống ngán rất tốt cho những ngày Tết.

Xôi vò

Miền Bắc dùng xôi gấc, miền Trung xôi đỗ còn miền Nam thì xôi vò. Đĩa xôi vò vàng óng được đặt trang trọng trong mâm cỗ. Nó thể hiện tấm lòng hiếu nghĩa của con cháu đối với tổ tiên, cùng với đó là mong ước năm mới an lành, may mắn. 

món ăn truyền thống ngày tết việt nam

Xôi vò vàng không thể thiếu trong mâm cúng miền Nam

Nguyên liệu chính của xôi vò là nếp, đậu xanh và nước cốt dừa. Những hạt xôi không dính liền vào nhau như xôi gấc hay xôi đậu xanh mà rời rạc không dính vào nhau. Nhưng nó vẫn có được vị dẻo của gạo nếp, vị bùi của đậu xanh, cùng mùi thơm và cái béo ngậy của nước cốt dừa.

Chả giò

Trong mâm cỗ của người Bắc thì có nem rán, miền Trung có ram còn miền Nam lại không thể thiếu chả giò. Nhìn chung cả 3 món vừa kể đều thuộc dạng cuốn và đem chiên rán trong dầu nhưng khác nhau về vỏ bánh và nhân của từng vùng miền. Chả giò của miền Nam mang ý nghĩa đặc biệt trong ngày Tết vì nó là sự kết hợp từ nhiều loại nguyên liệu như thịt nạc, miến, nấm hương, mộc nhĩ,… nhằm thể hiện sự gắn kết, sức mạnh cộng đồng.

món ăn truyền thống ngày tết việt nam

Chả giò gần giống như nem rán

Ngoài những món ăn truyền thống thì ngày Tết Việt Nam còn có rất nhiều các truyền thống ngày Tết đậm đà bản sắc dân tộc. Tiêu biểu như trò chơi truyền thống ngày Tết thường diễn ra ở các lễ hội truyền thống ngày Tết như kéo co, đi cà kheo, đấu vật, đẩy gậy, tung còn, đập niêu đất,… 

Các phong tục truyền thống ngày Tết như đi chùa đầu năm, lì xì, xông nhà, mặc trang phục truyền thống ngày Tết Việt Nam,….

Trên đây là tổng hợp một số món ăn truyền thống ngày Tết trên cả ba miền nước ta. Tùy mỗi gia đình sẽ có những mâm cỗ khác nhau, nhưng nhìn chung đây đều là những món ăn phổ biến trong ngày Tết cổ truyền. Tết đến nơi rồi, cùng chuẩn bị những món ăn ngon để đón năm mới thôi nào.

 

tuyet23

[adsense_block_detail]

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Read also x

Website đang trong quá trình chạy thử nghiệm

Website đang chạy thử nghiệm