Ngành F&B là gì? Tất tần tật về ngành F&B tại Việt Nam bạn nên biết

Ngành F&B là gì? Tất tần tật về ngành F&B tại Việt Nam bạn nên biết

Nếu bạn là người đam mê kinh doanh và chọn cho mình lĩnh vực nhà hàng ăn uống thì chắc chắn bạn đã được nghe đến khá nhiều các thuật ngữ như: F&B, kinh doanh chuỗi F&B, doanh nghiệp F&B,… Vậy những thuật ngữ ngành F&B là gì? Hãy đọc ngay bài viết này nhé, vì nó sẽ đem lại nhiều điều bổ ích đấy.

F&B là gì?

F&B là một từ tiếng Anh, được viết tắt từ cụm từ “Food and Beverage Service”, dịch theo nghĩa đơn giản là dịch vụ nhà hàng và ăn uống.

Theo đó, các ngành F&B hay dịch vụ F&B, kinh doanh F&B đều dựa trên khái niệm của F&B mà phát triển lên. Chúng đều có ý nghĩa là ngành dịch vụ kinh doanh nhà hàng, khách hàng, khu ăn uống, du lịch.

Kinh doanh F&B thường dùng trong lĩnh vực kinh doanh nhà hàng, ẩm thực, ăn uống, có thể kết hợp kèm theo giải trí.

Trong kinh doanh thực F&B có thể là một bộ phận trong khách sạn và có thể là một đơn vị kinh doanh nhà hàng, cà phê, quán bar,… độc lập. Tuy nhiên, F&B cần có sự kết hợp của 2 yếu tố là là F – foot (đồ ăn) và B – beverage (đồ uống), nên chúng được sử dụng phổ biến nhiều hơn trong các khách sạn.

ngành f&b là gì
Giới thiệu về ngành F&B

Trong đó, bộ phận F&B Service trong khách sạn là bộ phận đáp ứng các nhu cầu ăn, uống của khách hàng. Ngoài ra, bộ phận F&B còn cung cấp kèm theo các dịch vụ liên quan đến ăn uống, như: tổ thức ngày kỷ niệm, sinh nhật, party, hội thảo, tổ chức tiệc theo yêu cầu,… Đối với những khách sạn có quy mô lớn thì bộ phận F&B còn có thêm nhiệm vụ nữa là đảm bảo nguồn ăn uống cho nhân viên phục vụ trong chính khách sạn.

F&B Service trong khách sạn có phần khác với dịch vụ F&B hoạt động độc lập bên ngoài. Cụ thể, F&B Service chỉ là một phần nhỏ trong khách sạn được trang trí đẹp mắt, lộng lẫy nằm trong khuôn viên, phục vụ việc ăn, uống của khách hàng khi đến với khách sạn.

>> Xem thêm: Drama là gì? Tổng hợp các thể loại drama khác nhau

Nguồn gốc của ngành F&B

Những hình ảnh nhà trọ, quán ăn, quán rượu đã được xuất hiện từ rất xa xưa mà bạn có thể biết đến chúng thông qua phim ảnh, các bộ phim cổ trang, phim thời chiến. Điều này cho thấy rằng, kinh doanh F&B đơn giản, thuần tuý nhất đã có nguồn gốc từ rất lâu.

Tuy nhiên, ngành kinh doanh chỉ thực sự phát triển, bùng nổ và nâng tầm khi vào đầu thế kỷ XIX, Nicholas Appert đã phát minh ra đồ hộp và Louis Pasteur đã phát minh kỹ thuật thanh trùng “Pasteurisation”. Đây là những phát minh quan trọng đem lại giá trị, chất lượng cho ngành F&B, bởi đồ ăn, thức uống bắt đầu được bảo quản tốt hơn, đem đến sự phục vụ tốt hơn.

ngành f&b việt nam
Nguồn gốc của ngành F&B

Sự khác nhau giữa ngành dịch vụ và ngành F&B

Do những tính chất của ngành mà F&B thường được cho là ngành dịch vụ. Tuy nhiên, suy nghĩ này là hoàn toàn sai lầm. Bởi chính xác mà nói F&B là một ngành cung cấp dịch vụ phục vụ.

Còn ngành dịch vụ nói chung thường sẽ có phạm vi hoạt động rộng hơn. Lĩnh vực dịch vụ sẽ bao gồm cả dịch vụ sản xuất và dịch vụ phi sản xuất. Ngành dịch vụ này được chia thành 3 nhóm chính như sau: 

Các dịch vụ kinh doanh: ẩm thực ăn uống, giao thông vận tải, bảo hiểm, tài chính, thông tin liên lạc, kinh doanh bất động sản, dịch vụ nghề nghiệp,…

Các dịch tiêu dùng: các dịch vụ y tế, thể thao, giá dục, bán buôn, bán lẻ, du lịch,…

Các dịch vụ công: các hoạt động toàn thể, dịch vụ hành chính công,…

Tất cả các loại dịch vụ trong cuộc sống hiện nay, bao gồm:

Dịch vụ ăn uống (F&B)

– Dịch vụ khách sạn

– Dịch vụ quảng cáo

– Dịch vụ vận chuyển

– Dịch vụ tài chính

Đối với ngành F&B đang được đề cập ở đây là khu du lịch, quầy ăn uống và dịch vụ nhà hàng, khách sạn.

ngành f&b tại việt nam
Sự khác nhau giữa ngành F&B và ngành dịch vụ khác

Hay dễ hiểu hơn, ngành F&B là một phần tử nhỏ của ngành dịch vụ.

Tầm quan trọng của ngành F&B

Mục đích chính của dịch vụ F&B trong việc kinh doanh nhà hàng, khách sạn đó là làm tăng sự trải nghiệm của khách hàng, nâng cao chất lượng dịch vụ. Do đó, F&B đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong mỗi một nhà hàng, khách sạn.

Tầm quan trọng của ngành F&B được thể hiện như sau:

Đáp ứng nhu cầu ăn uống của khách hàng

Đây là vai trò chính và chủ động của ngành F&B. Bởi lẽ nhu cầu “ăn – mặc – ngủ” là nhu cầu tối thiểu của con người. Phục vụ khách hàng từ những nhu cầu đơn giản nhất sẽ giúp cho việc kinh doanh được đánh giá cao hơn rất nhiều so với việc tập trung vào những thứ quá xa xỉ.

ngành f&b
Ngành đáp ứng nhu cầu ăn uống của khách hàng 

>> Xem thêm: TOP 5 thương hiệu áo Sweater local brand Việt Nam hot nhất năm 2021

Làm tăng doanh thu

Mục đích của việc kinh doanh chính là tạo ra lợi nhuận, việc kết hợp giữ các dịch vụ lại với nhau sẽ đem lại hiệu quả tốt hơn so với việc chỉ kinh doanh chuỗi nhà hàng độc lập. Các khách sạn có thể lựa chọn phương án kết hợp quầy ăn uống, quầy bar,… thay vì chỉ tập trung vào việc tối ưu phòng ngủ.

Bên cạnh đó, các quán ăn có thể cung cấp thêm các loại đồ uống như: nước ngọt, rượu, bia,… để tăng thêm nguồn lợi nhuận cho mình.

Chiến lược Marketing 0 đồng

Dịch vụ F&B là một trong những chiến lược độc đáo mà các nhà hàng, khách sạn không thể bỏ qua. Thậm chí, chúng còn có tác dụng thu hút một lượng khách hàng đông đảo. Đặc biệt là không cần phải quảng cáo, tốn nhiều chi phí marketing khác. Chẳng hạn như: đồ ăn ngon, món ăn lạ, view đẹp mắt cho check-in,… chỉ những chi tiết nhỏ này đã khiến cho khách hành tự tìm đến với nhà hàng, khách sạn đó.

chiến lược 0 đồng
Tạo chiến lược Marketing 0 đồng 

Tăng trải nghiệm khách hàng

Việc phục vụ tốt nhu cầu tối thiểu của mỗi con người là ăn uống chắc chắn sẽ làm tăng sự hài lòng, chất lượng của khách sạn, nhà hàng trong mắt khách hàng của mình.

Ngoài ra, sự kết hợp này còn trở nên hấp dẫn hơn. Bởi khách hàng sẽ cần đến 1 nơi để ăn, ngủ, nghỉ. Thay vì phải tìm kiếm độc lập: nơi nào để nghỉ, nơi nào để ăn, nơi nào để chơi,…

Các bộ phận chính của dịch vụ F&B

F&B có vai trò quan trọng không phủ nhận, thế nhưng không phải nhà kinh doanh nào cũng đủ điều kiện tài chính, quy mô, nhân sự để thực hiện điều này. Chỉ những nhà hàng, khách sạn lớn, từ 3 – 4 sao trở lên mới đủ khả năng, nguồn lực để làm điều này. Trong đó, dịch vụ F&B sẽ bao gồm các dịch vụ như sau:

Lobby bar: quầy bar dường như trở thành một nơi khá phổ biến hiện nay. Đó là nơi cho khách hàng thư giãn, giải trí, cũng như là nơi để giải tỏa căng thẳng. Hơn thế, còn là nơi để trải nghiệm những điều mới. Sự tận tình, chu đáo ở nơi đây có thể đem đến niềm vui cho khách hàng chính là cách để khách sạn thể hiện đẳng cấp của mình.

quầy bar
Quầy bar của dịch vụ F&B 

Restaurant: là nơi được chú trọng nhất trong dịch F&B, trực tiếp phục vụ các bữa ăn của khách sạn, ở đây luôn đòi hỏi sự phục vụ tốt nhất, kể cả ngày lẫn đêm.

Room Service: là phòng dịch vụ, luôn phải phục vụ khách hàng 24/24 giờ, để đáp ứng các nhu cầu của khách hàng. Dịch vụ còn bao gồm cả: ăn uống tại phòng, đặt bánh,…

Banquet: là bộ phận đem lại doanh thu lớn nhất trong dịch vụ F&B. Bộ phận này cung cấp các dịch vụ tổ chức sự kiện. Cụ thể bao gồm: tiệc cưới, tiệc tất niên, tiệc sinh nhật, tiệc công ty, offline,…

Executive Lounge: là nơi cao cấp nhất của khách sạn, mọi thứ dường như đều được phục vụ ở mức 5 sao. Ở đây, đồ ăn, thức uống đều được chế biến ở mức tốt nhất. Cùng với những món ăn cầu kỳ và phong cách đẳng cấp nhất.

Kitchen (Bếp): bộ phận này quyết định rất lớn đến sự hài lòng của khách hàng. Họ thậm chí phải nghiên cứu các món ăn sao cho phù hợp với thực khách đến từ các địa phương, để đảm bảo phù hợp với thực phẩm ở địa phương đó.

nhà bếp
Quầy bếp của dịch vụ F&B 

Các vị trí trong bộ phận F&B

– Giám đốc bộ phận: F&B manager

– Quản lý nhà hàng: Restaurant Manager

– Trưởng nhóm nhân viên đặt bàn: Reception Head Waiter

– Trưởng nhóm phục vụ: Maitre d’hotel hoặc Head Waiter

– Trưởng nhóm phục vụ bàn: Station Head Waiter

– Nhóm phó: Chef de Rang

– Nhóm phó bổ khuyết: Demi – Chef de Rang

– Nhân viên phục vụ rượu vang: Sommelier hoặc Wine Waiter

vị trí và bộ phận
Các vị trí và bộ phận làm việc rrong ngành F&B

– Nhân viên trực bàn: Commis de Rang

– Nhân viên học việc: Débarrasser hoặc Apprentice

– Nhân viên chia đồ ăn: Carve hoặc trancheur

– Nhân viên trực tầng: Chef d’Étage hoặc Floor Waiter

– Nhân viên trực sảnh: Chef de Salle hoặc Lounge Waiter

– Nhân viên đón tiếp: Host/ Hostess

– Nhân viên pha chế rượu: Cocktail Bar Person/ Bartender

– Nhân viên phụ trách đồ ăn tự chọn: Chef de Buffet

– Nhân viên tiệc: Banqueting staff

>> Có thể bạn quan tâm: Đầu số 085 là mạng gì? Ý nghĩa và cách chọn sim đầu số 085 như thế nào?

Trên đây là bài viết của mayruaxemay.vn về ngành F&B tại Việt Nam. Hy vọng những chia sẻ này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích cho các bạn đọc. Đồng thời giúp các bạn hiểu hơn về ngành F&B – một trong những ngành đang cực hot tại đất nước hình chữ S. 

Nam Hoang Do

Tôi là Đỗ Hoàng Nam - Tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm nghiên cứu, đánh giá chuyên sâu về các sản phẩm xe máy, ô tô, máy công nghiệp và các kiến thức đời sống khác. Hy vọng những thông tin tôi chia sẻ sẽ giúp ích cho quý vị và các bạn!

[adsense_block_detail]

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Read also x

Website đang trong quá trình chạy thử nghiệm

Website đang chạy thử nghiệm