Nhiệt miệng là gì? Nguyên nhân và cách điều trị nhiệt miệng tại nhà

Nhiệt miệng là gì? Nguyên nhân và cách điều trị nhiệt miệng tại nhà

Nhiệt miệng là một bệnh thường gặp ở con người, có nguyên nhân xuất phát  từ việc ăn uống và vệ sinh răng miệng không đúng cách. Trong bài viết này hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về bệnh nhiệt miệng và các giải pháp để chữa trị căn bệnh khó chịu này nhé!

nhiệt miệng

Nhiệt miệng là một tình trạng viêm nhiễm hay gặp ở người

Nhiệt miệng là gì?

Nhiệt miệng là một tình trạng viêm nhiễm với triệu chứng là những vết loét nhỏ nông ở phát triển ở những mô mềm bên trong vùng má hoặc môi. Nhiệt miệng có thể xảy ra ở mọi độ tuổi cho đến đối tượng, tuy rằng không gây nguy hiểm đến sức khỏe, thế nhưng lại ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hàng ngày của người mắc.

Nhiệt miệng thường chỉ kéo dài trong khoảng 7 đến 10 ngày, trường hợp bạn bị nhiệt miệng hơn 2 tuần thì tốt nhất bạn nên gặp bác sĩ để khám. Nhiệt miệng gây khó chịu vì tạo ra cảm giác đau đớn mỗi khi người bệnh ăn uống.

Triệu chứng thường gặp ở bệnh nhiệt miệng

Những triệu chứng của nhiệt miệng thường gặp:

  • Xuất hiện một hoặc nhiều đốm trắng có kích cỡ từ 1 đến 2mm ở vùng niêm mạc miệng. Đốm trắng này to dần, hơi mọng nước và sẽ vỡ sau 1 vài ngày, tạo ra vết loét ở vùng này. Vết loét sẽ lan rộng, kích cỡ lớn nhất của nó có thể là 10mm gây ảnh hưởng lớn việc ăn uống và giao tiếp.
  • Người mắc nhiệt miệng sẽ thấy vùng miệng sưng nóng đỏ đau, lở loét vô cùng khó chịu, nhất là khi nhai nuốt lúc ăn uống. Thời điểm viêm cấp thì những vết loét tấy đỏ và rất đau. Một vài trường hợp nặng người bệnh còn xuất hiện triệu chứng sốt, nổi hạch góc hàm. Khi vết loét dần chuyển sang màu trắng tức là bệnh đã bắt đầu giảm.

nhiệt miệng uống gì

Nhiệt miệng gây nên sự đau rát vô cùng khó chịu

Nguyên nhân dẫn đến bệnh nhiệt miệng

Chưa có nguyên nhân cụ thể dẫn đến bệnh này. Khoa học hiện tại chỉ có thể xác định được những yếu tố tạo nên nguy cơ gây nhiệt nhiệt. Những yếu tố này bao gồm vấn đề về môi trường, chế độ dinh dưỡng, nhiễm độc tố khi ăn, nhiễm sinh vật gây nhiễm trùng hoặc do thiếu hụt chất dinh dưỡng như vitamin B, axit folic….

Hoặc cũng có thể bạn đã vô tình tổn thương răng miệng do: đánh răng quá mức, không may cắn vào phần má bên trong miệng, thay đổi hormone trong thời kỳ kinh nghiệm, tinh thần chịu áp lực lớn, dùng đồ ăn quá cay nóng…

Sức khoẻ con người sẽ không có ảnh hưởng quá nhiều bởi nhiệt miệng, tuy nhiên nếu nhiệt miệng kéo dài trong thời gian và liên tục sẽ dẫn đến việc đồ ăn hấp thụ một cách hạn chế.

Đối tượng dễ bị nhiệt miệng

Nhiệt miệng có thể mắc ở hầu hết mọi độ tuổi, nhưng những đối tượng dưới đây có khả năng dễ mắc hơn cả bao gồm:

  • Những người sinh sống trong vùng nhiệt đới.
  • Những người có chế độ ăn uống và sinh hoạt thiếu đi nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể.
  • Những người hay sử dụng chất kích thích, đồ uống có cồn, thức đêm và hay ăn đồ ăn cay nóng.

Phòng ngừa bệnh nhiệt miệng như thế nào?

Để có thể phòng ngừa được căn bệnh khó chịu này bạn có thể áp dụng đến một số biện pháp như sau:

  • Thực hiện việc nghỉ ngơi đúng giờ, không nên làm việc quá sức hay thức khuya.
  • Thực hiện việc tập thể dục đều đặn.
  • Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và đầy đủ chất dinh dưỡng. Hạn chế tối đa việc tiêu thụ các chất béo bão hoà, đồ cay nóng. Nên ăn những loại thực phẩm chứa nhiều axit béo như omega 3 có nhiều trong dầu ô liu, dầu cá….
  • Vệ sinh răng miệng tốt, không nên vệ sinh răng quá mạnh hay quá nhiều để tránh việc tổn thương đến niêm mạc miệng, tập thói quen súc nước muối hàng ngày.

nhiệt miệng nên ăn gì

Nên duy trì chế độ ăn uống lành mạnh để ngừa nhiệt miệng

Một số cách điều trị nhiệt miệng hiệu quả tại nhà bạn nên biết 

Tuy nhiệt miệng chỉ kéo dài trong 1 thời gian không quá dài và không để lại sẹo, tuy nhiên sự khó chịu và đau rát lại khiến người mắc bệnh cảm thấy vô cùng khó chịu. Nếu bạn không biết nhiệt miệng phải làm sao thì có thể thử một số cách điều trị nhiệt miệng dưới đây:

Sử dụng nước muối  

Nước muối mang tác dụng giảm thiểu sự đau rát ở nơi bị lở, hỗ trợ nhanh chóng làm lành vết nhiệt miệng nếu sử dụng mỗi ngày. Phương pháp này được rất nhiều người ưa chuộng do sự hiệu quả trong việc điều trị nhiệt miệng, lành tính và không tốn nhiều chi phí.

Bạn có thể tự pha nước muối tại nhà bằng cách sử dụng 5g muối tinh cho vào 230ml nước ấm. Ngậm nước muối trong miệng khoảng 15 đến 30 giây rồi bỏ đi. Không nên nuốt nước muối mà chỉ nên ngậm sâu vào trong miệng. Thực hiện việc ngậm nước muối 2 đến 3 lần trong ngày. Nếu không muốn tự pha thì bạn có thể dùng nước muối đóng chai ở các hiệu thuốc.

Sử dụng mật ong 

Mật ong là một lại chất có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn và chống nhiễm trùng thứ cấp tốt. Giúp cho các vết nhiệt miệng không bị sưng đỏ hoặc bỏng rát hiệu quả. Bạn có thể áp dụng cách này tại nhà bằng cách bôi trực tiếp mật ong lên vết lở miệng với tần suất là 4 lần 1 ngày.

Một cách khác là sử dụng trà nóng pha thêm mật ong để uống hàng ngày. Nên uống một cách từ từ để để dung dịch có thể thẩm thấu vào vết loét. Hoặc là bạn dùng mật ong với bột nghệ trộn vào nhau, đắp lên phần bị loét với tần suất 2 đến 3 lần mỗi ngày.

Sử dụng sữa chua

Vì một trong những nguyên nhân gây nên nhiệt miệng là do vi khuẩn HP . Do bệnh viêm ruột nên bạn có thể bổ sung sữa chua mỗi ngày để cân bằng hệ tiêu hoá. Trong sữa chua có rất nhiều các men vi sinh lactobacillus. Có thể cân bằng hệ vi khuẩn đường tiêu hoá, vừa giúp khỏi lở miệng vừa bảo vệ dạ dày.

Sử dụng baking soda

Muối nở có thể giúp bạn cân bằng độ pH trong miệng. Hỗ trợ làm giảm viêm để vết loét trên miệng chóng lành. Đây cũng là một trong những cách trị nhiệt miệng vô cùng an toàn.

Bạn hãy pha 5g baking soda hoà với 230ml nước lọc. Súc miệng và ngậm dung dịch trong khoảng 15 đến 30 giây rồi bỏ đi. Thực hiện cách súc miệng này khoảng 2 đến 3 lần cho đến khi hết nhiệt miệng thì thôi.

Sử dụng dầu dừa

Dầu dừa sẽ giúp bạn giảm đau, giảm vết sưng và rút ngắn thời gian làm lành vết thương. Bên trong dầu dừa có đặc tính kháng khuẩn rất tốt do có chứa acid lauric tự nhiên. Bạn hãy dùng một lượng dầu dừa nguyên chất vừa đủ để bôi lên vết loét trong miệng. Với tần suất vài lần trong ngày. Lưu ý bạn cần hạn chế việc nuốt nước bọt để dầu dừa có thể bao phủ lên vết loét miệng lâu hơn.

trị nhiệt miệng tại nhà

Dầu dừa là một trong những chất giúp bạn giảm đau sưng do nhiệt miệng

Sử dụng trà hoa cúc

Trà hoa cúc không chỉ là loại trà hoa thơm ngon và đem lại tác dụng thư giãn tinh thần. Mà loại trà này còn có tác dụng hỗ trợ giảm đau và làm lành vết thương vô cùng tốt. Vì trong trà có chứa hai loại chất là levomenol và azulene có tác dụng rất tốt trong việc chống viêm và sát trùng vết thương. Để sử dụng bạn hãy pha trà hoa cúc với nước ấm. Sau đó súc miệng liên tục trong 3 đến 4 ngày cho đến khi khỏi nhiệt miệng.

Sử dụng bã chè khô

Bã chè khô có thể hỗ trợ bạn trị nhiệt miệng vô cùng nhanh chóng và hiệu quả. Vậy nên mỗi lần uống trà bạn hãy giữ lại túi lọc chè. Đắp trực tiếp túi lọc lên vết loét ở trong miệng. Bã chè khô có thể giúp bạn giảm đau, giảm sưng tấy và chống viêm rất tốt.

Sử dụng nước súc miệng nha khoa

Nước súc miệng nha khoa sẽ giúp bạn kiểm soát cũng như giảm đi tình trạng viêm và nhiễm trùng trong miệng. Hầu hết những chai nước súc miệng nha khoa đều giúp người bệnh thúc đẩy quá trình làm lành vết thương. Ngăn ngừa việc loét miệng tái phát.

Bạn hãy súc miệng theo đúng hướng dẫn là 2 đến 3 lần cho 1 ngày cho đến khi nhiệt miệng đỡ dần. Để tránh tác dụng phụ không đáng có, bạn chỉ nên súc miệng theo chỉ định của bác sĩ.

Nạp thêm vitamin cho cơ thể

Việc thiếu hụt chất dinh dưỡng cũng là một nguyên nhân gây nên . Vậy thì nhiệt miệng nên uống vitamin gì? Trước tiên bạn hãy bổ sung vitamin thông qua chế độ ăn uống. Bằng cách bổ sung nhiều món ăn giàu vitamin vào thực đơn. Nhất là các loại vitamin B có nhiều trong sữa gạo, trứng cá, sữa đậu nành…và các acid folic có nhiều trong các loại rau như măng tây, cải xanh, chân vịt…

Hy vọng thông qua bài viết trên bạn đã nắm được những thông tin hữu ích về căn bệnh nhiệt miệng. Mong rằng bạn sẽ có thể bình tĩnh và có những biện pháp điều trị nhiệt miệng kịp thời.

tuyet23

[adsense_block_detail]

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Read also x

Website đang trong quá trình chạy thử nghiệm

Website đang chạy thử nghiệm