Ô nhiễm nguồn nước là gì? Nguyên nhân, hậu quả và biện pháp khắc phục

Ô nhiễm nguồn nước là gì? Nguyên nhân, hậu quả và biện pháp khắc phục

Nước là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của con người và tất cả các sinh vật trên trái đất. Tuy nhiên hiện tại nguồn nước bị ô nhiễm đang trở thành vấn đề lo ngại với thế giới và cả Việt Nam. Vậy thì ô nhiễm nguồn nước là gì? Nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm nguồn nước là do đâu? Hậu quả và các biện pháp khắc phục như nào thì hiệu quả. Hãy cùng mayruaxemay.vn tìm hiểu về các vấn đề này nhé!

Ô nhiễm nguồn nước là gì?

ô nhiễm nguồn nước là gì
Ô nhiễm nguồn nước là gì?

Ô nhiễm nguồn nước là việc nguồn nước ở các ao, hồ, sông, suối, rạch, kênh và mạch nước ngầm, cung như biển,… bị xâm nhập bởi các chất thải và các thành phần độc hại. Những chất này có thể hòa tan, lơ lửng và đọng lại ở trong nước ở hàm lượng cao. Điều này gây ra ảnh hưởng đến sức khỏe của con người và hệ sinh thái xung quanh.

Các loại chất độc hại này có thể đến từ tự nhiên, đời sống và sản xuất công nghiệp như: 

– Phân bón, thuốc trừ sâu dùng trong sản xuất nông nghiệp, trồng trọt

– Nước thải và chất thải tái chế từ chế biến thực phẩm, 

– Các chất thải có chứa chì thủy ngân và các kim loại nặng khác.

– Những loại chất thải hóa học từ nhà máy sản xuất, các khu công nghiệp,…

Vậy, các bạn đã biết ô nhiễm nguồn nước là gì rồi chứ? Hãy đón đọc phần tiếp theo để tìm hiểu chi tiết hơn về tình trạng nghiêm trọng này nhé!

Các loại ô nhiễm nguồn nước và nguyên nhân chính

Ô nhiễm hóa học

Nguồn nước bị ô nhiễm hóa học là do các chất nitrat, phosphat, dùng có trong phân bón nông nghiệp. Và các chất thải do luyện kim khí và các công nghệ khác như Cr, Cd, Ni, Cu, Hg, Mn là những chất độc cho thủy sinh vật. Sự ô nhiễm do chất khoáng là do các chất như nitrat, photphat và các chất khác dùng trong nông nghiệp. Đồng thời là các chất thải từ các ngành công nghiệp thải vào nguồn nước.

Sự ô nhiễm từ phân bón hóa học như nitrat và photphat cũng rất đáng lo ngại. Nếu như phân bón được sử dụng hợp lý thì làm tăng năng suất cây trồng và chất lượng của nông sản. Tuy nhiên cây trồng chỉ hấp thụ khoảng 30- 40% lượng phân bón. Số còn lại dư thừa sẽ được hòa vào dòng nước ngầm hoặc nguồn nước gần đấy. Gây nên hiện tượng phì nhiêu hóa sông hồ, làm yếm khí ở các lớp dưới nước.

Ô nhiễm vật lý

ô nhiễm nguồn nước vật lý
Rác thải nhựa hay những chất rắn không tan trong nước làm ảnh hưởng đến các sinh vật sinh sống ở dưới đại dương

Các chất rắn không tan khi được thải vào nước tạo nên các chất hay các mảng lơ lửng, làm tăng độ đục của nước. Các chất này có nguồn gốc dạng vô cơ hay dạng hữu cơ. Và nhiều chất thải công nghiệp có chứa loại chất có màu, hầu hết là màu hữu cơ, khi những chất này thải ra thì sẽ làm giảm giá trị sử dụng của nguồn nước về mặt y tế hay là về tính thẩm mỹ.

Bên cạnh đó các chất thải công nghiệp chứa các hợp chất hóa học gây ô nhiễm vật lý cho nguồn nước như: 

– Clor tự do, muối sắt, mangan, hydro sunfua, phenol,… làm cho nước có vị khác bình thường. 

– Những chất như amoniac, sunfua, cyanua, dầu thải sẽ làm nước có mùi lạ.

– Đặc biệt các thanh tảo làm cho nước có mùi bùn và một số sinh vật đơn bào làm nước có mùi tanh của cá.

Ô nhiễm sinh học 

ô nhiễm nguồn nước sinh học
Bất kể các hiện tượng, hoạt động nào làm giảm chất lượng của nước, đều là làm ô nhiễm nguồn nước

Ô nhiễm nước sinh học do các nguồn thải đô thị hay khu tập trung dân cư có chứa chất thải sinh hoạt, phân, nước rửa của các nhà máy đường, giấy,… Việc ô nhiễm nguồn nước về mặt sinh học chủ yếu đến từ các chất thải hữu cơ có thể lên men được, sự thải sinh hoạt ra hoặc kỹ nghệ có chứa các chất thải sinh hoạt, phân tiêu, lò sát sinh,… Làm cho nguồn nước bị ô nhiễm sinh học.

> Xem thêm: Hệ sinh thái là gì? Thành phần, cấu tạo và vai trò của hệ sinh thái

Các loại ô nhiễm nguồn nước khác

Bất kể các hiện tượng, hoạt động nào làm giảm chất lượng của nước, đều là làm ô nhiễm nguồn nước, tuy nhiên những tác động tự nhiên lại mang tính chất tạm thời, không ảnh hưởng quá nghiêm trong như:

– Nguyên nhân tự nhiên gây giảm chất lượng nước là do mưa, lũ lụt, gió bão, tuyết tan,… Xác sinh vật, thực vật chế ngấm vào đất, và nước ngầm.

– Ô nhiễm nước do các yếu tố tự nhiên như (xói mòn, núi lửa, bão, lụt…) cũng là nguyên nhân làm ô nhiễm nguồn nước. Tuy nhiên nó chỉ là tạm thời. Về lâu dài nó không ảnh hưởng nhiều đến sự suy thoái nguồn nước của thế giới.

– Đôi khi sự ô nhiễm, suy thoái nguồn nước có thể do tính chất của địa hình nguồn nước như: nước trên đất phèn chứa nhiều sắt, nhôm, nước lấy từ lòng đất chứa nhiều canxi,…

Hậu quả của ô nhiễm nguồn nước 

Hậu quả đối với con người

hậu quả của ô nhiễm nguồn nước
Ô nhiễm nguồn nước gây nên nhiều bệnh như viêm da, tã,… cho con người

Con người là nguyên nhân chính gây ô nhiễm nguồn nước và cũng là sinh vật phải gánh chịu nhiều hậu quả nhất. Đáng nói như nếu nguồn nước sử dụng bị ô nhiễm, sau một thời gian sử dụng con người sẽ có nguy cơ mắc nhiều căn bệnh khác nhau. Cụ thể như: bệnh đường ruột, dịch tả, các bệnh lý về da liễu. Nguy hiểm hơn là các bệnh như ngộ độc, mắc các loại bệnh ung thư, dị tật bẩm sinh ở trẻ nhỏ,….Ô nhiễm môi trường nước ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tuổi thọ và năng suất làm việc của con người.

Hậu quả đối với sinh vật, thực vật sống

Khi các chất hóa học, các loại vi khuẩn tồn tại trong nước khiến cho các sinh vật sống, các thực vật xung quanh chết dần, chết mòn. Hậu quả là làm mấy cân bằng hệ sinh thái của môi trường.

ô nhiễm nguồn nước đối với sinh vật sống
Hiện tượng cá chết trắng xóa vì ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng

Hiện nay các kênh rạch, sông ngòi và ao hồ, đang có hiện tượng cá, tôm chết trắng sông. Còn gây thêm hệ lụy là ô nhiễm không khí cho các khu dân cư lân cận.

Một khi nguồn nước bị ô nhiễm thì cũng khiến cho các thực vật ngày càng còi cọc, không phát triển, không sinh sản được. Làm cho nhiều sinh loại sinh vật không thích ứng và có nguy cơ bị tuyệt chủng.

Hậu quả đến nền kinh tế

Ô nhiễm nguồn nước, không những gây nên hậu quả đối với con người và sinh vật, thực vật sống. Mà cũng gây ảnh hướng tới nền kinh tế rất mạnh mẽ “âm ỉ” và lâu dài. Khi sống trong nguồn nước bị ô nhiễm, sức khỏe con người dần giảm sút, kéo theo năng suất làm việc ngày càng kém hơn. Làm mất cảnh quan đô thị khi lượng rác thải và nguồn nước bốc mùi khó chịu. Những yếu tố trên chính là tác nhân kìm hãm sự phát triển kinh tế của một đất nước.

> Xem thêm: Thủng tầng ozon là gì? Nguyên nhân, hậu quả và cách khắc phúc kịp thời

Tình hình ô nhiễm nguồn nước tại Việt nam

Hiện nay tình trạng ô nhiễm nguồn nước, đã vượt khỏi khả năng kiểm soát do các hoạt động khai thác, sản xuất, kinh doanh dịch vụ ngày càng dày đặc. Đòi hỏi các nhà hoạch định và nhà nước Việt Nam phải khẩn trương xây dựng một khung pháp lý đủ mạnh để răn đe và mang lại hiệu quả để ngăn ngừa ô nhiễm nước.

ô nhiễm nguồn nước tại việt nam
Một đoạn của sông Tô Lịch làm ảnh hưởng đến đời sống và cảnh quan của Thủ Đô

Hầu như các hệ thống xử lý nước thải của các cơ sở kinh doanh, sản xuất không đạt tiêu chuẩn, hoặc không đáp ứng được yêu cầu xử lý thực tế. Vậy nên Liên hợp các nhà khoa học Việt Nam và Trung tâm nghiên cứu Môi trường phối hợp với các tổ chức quốc tế có đánh giá hiện trạng ô nhiễm nguồn nước tại Việt Nam. Dựa trên cơ sở đề xuất những giải pháp nhằm giảm thiểu những nguy cơ, giúp kiểm soát tình trạng ô nhiễm nguồn nước của Việt Nam.

Việt Nam với hệ thống hơn 2360 con sông, suối dài hơn 10km và hàng nghìn các ao, hồ nhỏ khác. Nguồn nước này là nơi ở và sinh sống của các loại động vật, thực vật và hàng triệu con người.

Theo như báo cáo của trung tâm nghiên cứu Môi trường và Cộng đồng về tình hình ô nhiễm nguồn nước nước ta. Chất lượng nguồn nước bề mặt đang càng suy thoái và ô nhiễm nghiêm trong. Nước ở các con sông, kênh, rạch đáng báo động ở các đô thị và vùng công nghiệp bị biến chất và nguy hiểm. Ước tính 70% tổng số nước thải từ khu công nghiệp vẫn xả thẳng ra môi trường, không qua xử lý. Đây là một trong những nguồn gây ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng.

Các biện pháp xử lý ô nhiễm nguồn nước

Xử lý nước thải đúng cách

Là cách để giảm mức ô nhiễm nguồn nước đang thiết thực nhất hiện nay. Tuy nhiên, để biện pháp này đạt hiệu quả thì cần có quy trình làm sạch với kỹ thuật tiên tiến hơn. Một số nước phát triển có nhà máy xử lý nước thải loại bỏ được mầm bệnh vi khuẩn ở trong nước. Vậy nên để xử lý nguồn nước ô nhiễm, chúng ta phải:

  • Bảo trì, thay thế và nâng cấp cơ sở hạ tầng xử lý nước thải bị rò rỉ và lỗi.
  • Bể tự hoại trong các gia đình cần đảm bảo xử lý trước tại chỗ nước thải trước khi thấm vào đất.

Giải pháp nông nghiệp xanh

biện pháp xử lý
Việc trồng cây rau theo đúng quy trình sẽ tránh được các chất dinh dưỡng thừa thãi ngấm vào đất

Người nông dân có thể xây dựng cũng như đưa vào thực hành các kế hoạch quản lý dinh dưỡng cho cây trồng. Để hạn chế dùng những phân bón và các chất dinh dưỡng bị dư thừa, từ đó làm giảm khả năng ô nhiễm nước ngầm của các thành phần trong phân bón hóa học.

Tác động của các thành phần đến từ thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ có thể được quản lý bằng cách sử dụng các kỹ thuật IPM ( là cách quản lý dịch hại tổng hợp) như kiểm soát dịch hại sinh học để giúp kiểm soát sâu bệnh và giảm thiểu sự phụ thuốc trừ sâu hóa học.

Xử lý nước thải công nghiệp

biện pháp xử lý
Nước thải công nghiệp ở nhiều nhà máy vẫn thải trực tiếp ra biển mà không qua các nơi xử lý

Tất cả các ngành sản xuất công nghiệp nên đảm bảo họ có một cơ sở xử lý nước thải được thiết kế tốt, có thể ngăn ngừa ô nhiễm nguồn nước bằng cách làm mát, xử lý và loại bỏ tất cả thành phần độc hại của chất thải vào các chỗ nước, vùng nước và nguồn nước ngầm.

Đưa ra các bộ luật và các chính sách chống ô nhiễm nguồn nước

Luật chống ô nhiễm nguồn nước ở Việt Nam cũng có thiết lập các biện pháp hạn chế hậu quả của ô nhiễm nước hàng đầu. Cụ thể như nước thải và cách xử lý chất thải công nghiệp và quản lý các loại rác thải. Những bộ luật này cần được hướng đến các thị trường, ngành công nghiệp, bệnh viện , trường học và các hội đồng địa phương.

Nỗ lực cá nhân và các chiến dịch giáo dục

Có khá nhiều cách để giáo dục và giúp mọi người nhận biết về sự nguy hiểm, cũng như hậu quả nghiêm trọng của ô nhiễm nguồn nước. Các cá nhân và mỗi tổ chức cần nhận thức về mức độ quan trọng của môi trường nước. Từ đó có thể giáo dục gia đình, bạn bè thậm chí là cả xã hội.Bằng việc thông qua các chiến dịch vận động để tạo ảnh hưởng trên quy mô lớn.

Kết luận

Như vậy, qua bài viết này có lẽ ban đọc đã có được câu trả lời cho câu hỏi ô nhiễm nguồn nước là gì? Hậu quả của vấn đề này nghiêm trọng như thế nào rồi phải không?. Có thể nói trước thực trạng đáng báo động của sự ô nhiễm nguồn nước ở Việt Nam, mỗi chúng ta nên có ý thức một chút để bảo vệ sự trong lành của nguồn nước – nguồn sống hằng ngày của chúng ta. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi mang lại sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về đời sống. Cảm ơn bạn đã đọc hết bài viết này!

Đọc thêm các bài viết khác tại: https://mayruaxemay.vn/

Nam Hoang Do

Tôi là Đỗ Hoàng Nam - Tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm nghiên cứu, đánh giá chuyên sâu về các sản phẩm xe máy, ô tô, máy công nghiệp và các kiến thức đời sống khác. Hy vọng những thông tin tôi chia sẻ sẽ giúp ích cho quý vị và các bạn!

[adsense_block_detail]

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Read also x

Website đang trong quá trình chạy thử nghiệm

Website đang chạy thử nghiệm