Tết đoàn viên là gì? Ý nghĩa của ngày Tết đoàn viên đối với chúng ta

Tết đoàn viên là gì? Ý nghĩa của ngày Tết đoàn viên đối với chúng ta

Người ta có bao nhiêu nơi để đến nhưng chỉ có một chốn để quay về đó là nhà. Với người Việt Nam ngoài việc đoàn tụ bên gia đình vào ngày Tết Nguyên Đán, thì còn có ngày Tết đoàn viên vào đúng trăng rằm tháng 8 yêu thương. Vậy Tết đoàn viên là gì? Nó có ý nghĩa như thế nào?. Mời bạn đọc cùng ghé xem bài viết dưới đây nhé.

Tết đoàn viên là gì? Có nguồn gốc từ đâu?

Tết đoàn viên là gì?

tết đoàn viên là gì?
Trung thu hay còn được gọi là Tết đoàn viên

Tết đoàn viên hay còn là Tết trung thu diễn ra vào đúng ngày 15 tháng 8 Âm lịch. Trong tâm trí người Việt Nam vẫn luôn in đậm những ngày rằm của tuổi thơ, ngày của những lễ hội, của mâm lễ quả,… Trung thu ngày có lẽ đã khác với thời xưa. Tuy nhiên, đối với mỗi người con đất Việt, đây là cả một bầu trời tuổi thơ. Nơi mà họ được rước đèn ông sao, được phá cỗ, được chui kiệu,… 

Vào ngày này, ai ai cũng muốn được hòa mình vào không khí vui vẻ, ấm cúng bên người thân. Bởi trong tâm thẳm những người đi xa luôn có khát khao được trở về nhà. Mặc dù những lễ nghi và không khí đã có phần mai một. Tuy nhiên, cái cốt lõi về giá trị tinh thần vẫn luôn được giữ gìn cho đến ngày nay và muôn đời về sau.

Tết đoàn viên có nguồn gốc từ đâu?

Tết trung thu từ xưa được phỏng theo phong tục của người Hoa với truyền thuyết của nhà vua Đường Minh Hoàng về giấc mơ đêm trăng rằm. 

Người Hoa và người Việt đều có một số điểm chung về cách thức tổ chức là rước đèn trong đêm, cúng lễ và biếu tặng quà bánh. Tuy nhiên thì Tết của người Việt mang đậm những nét riêng như là dịp để con cái báo hiếu và thể hiện sự chăm sóc, quan tâm cụ thể với người thân.

Tết đoàn viên là gì
Tết trung thu được phỏng theo phong tục của người Hoa

> Xem thêm: Năm nhuận là gì? Năm nhuận có bao nhiêu ngày? Cách tính năm nhuận

Ý nghĩa của ngày Tết đoàn viên 

Cốt lõi giá trị của ngày Tết đoàn viên mang lại đó là gắn kết tình thân. Nhiều người xa quê vì mưu sinh hoặc vì hoàn cảnh nào đó bắt buộc không được ở gần bố mẹ, con cái. Nhờ có những ngày đoàn tụ như vậy mà tình cảm không bị nhạt nhòa. Họ càng thêm yêu mái ấm của mình hơn và thấy hạnh phúc hơn.

 

Tại sao Tết trung thu được gọi là Tết đoàn viên?

Trung thu cũng là dịp mà con cháu ở gần hay đi xa trở về bên gia đình. Họ mang về cả vật chất lẫn tình cảm để mong muốn sự bình an, mạnh khỏe cho người thân. Chính vì vậy trung thu mới có cái tên là Tết đoàn viên.

Đây cũng là ngày mà con cháu dần hiểu được sự săn sóc của bố mẹ đối với mình. Từ đó tình cảm gia đình ngày một gắn bó hơn.

Những phong tục tập quán truyền thống trong Tết đoàn viên 

Cúng tổ tiên

phong tục ngày tết đoàn viên
Thờ cúng tổ tiên trong dịp đoàn viên là phong tục từ xa xưa

Trong dịp này người ta tưởng nhớ người thân đã khuất bằng cách mua bánh trung thu, trà, rượu để cúng tổ tiên vào buổi tối trước khi trăng rằm lên. Đồng thời họ cũng mua quà bánh, rượu, trà để đem biếu ông bà, cha mẹ nhằm mục đích báo hiếu.

Người lớn sẽ mua đủ thứ như: đèn lồng, đèn ông sao, nến và trang trí cho ngôi nhà thêm lung linh hơn. Đây là nghi thức đặc biệt quan trọng không thể thiếu cho ngày Tết đoàn viên.

Chuẩn bị mâm quả phá cỗ

Dù nhiều hay ít thì cứ đến trung thu các bạn nhỏ đều được phá cỗ với nào là hoa quả, bánh trái và những thức quà ngọt đến từ người thân của mình. Đặc biệt người ta không thể quên cái mùi vị thơm ngon của bánh nướng, bánh dẻo. Hiện tại phong tục làm bánh này vẫn được lưu giữ rất nguyên vẹn cho đến ngày nay. Nhiều gia đình tự mình làm những chiếc bánh với sự biến tấu mùi vị và hình thù khác đi. Trẻ con ăn mãi không thấy ngán, còn người lớn thì nhâm nhi cùng tách trà nóng càng tăng thêm hương vị đậm đà của ngày Tết. 

Cái khí thế phá cỗ không thể nào mất đi được. Ngày nay cuộc sống được cải thiện thì mâm cỗ sẽ đầy ắp những thứ quả ngon và lạ mắt hơn thôi.

Rước đèn, rước kiệu

Trung thu ở các đường làng, ngõ xóm hay cả những khu phố đông đúc không thể thiếu nghi lễ rước đèn ông sao và chui kiệu. Bọn trẻ nô nức khoe những chiếc đèn ông sao lấp lánh đầy màu sắc. Người ta thi nhau đua làm những chiếc đèn lồng, đèn ông sao đầy màu sắc rực rỡ, thơ về Tết đoàn viên để thi thố trong lễ rước đèn. Tuổi thơ của mỗi chúng ta cũng gắn liền với điều đó.

rước đèn ông sao
Rước đèn, rước kiệu là nghi thức từ xưa

Rước kiệu ngày nay có lẽ chỉ còn ở những vùng quê nông thôn. Ở thành thị thì người ta không còn gặp nhiều những hình ảnh này nữa. Chiếc kiệu được khiêng bởi 4 người hoặc 8 người và được thay nhau khiêng cho hết quãng đường. Nếu tổ chức trong khuôn viên làng, đường phố thì chúng ta sẽ đi một vòng từ đầu làng cho đến cuối làng rồi quay lại. Ai ai cũng đều rất vui và nô nức trong cảnh tượng này. 

Cùng với rước kiệu sẽ là màn múa Lân cực kỳ đặc sắc mà bạn nhỏ nào cũng thích. Con Lân tượng trưng cho sự may mắn, thịnh vượng và là điềm lành cho mọi nhà. Người ta được hòa mình vào niềm hạnh phúc cùng trẻ thơ, quên đi bao mệt mỏi nhọc nhằn của cuộc sống thường ngày.

Những loại đồ chơi được làm trong ngày Tết đoàn viên

Cứ mỗi dịp trung thu đến là các loại đồ chơi như: mặt nạ, đèn ông sao, đầu sư tử, đèn lồng,… là các loại đồ chơi phổ biến nhất. Chúng được bày bán nhiều ở các cửa hàng tạp hóa lớn nhỏ khắp mọi nơi.

Thời xưa người ta thường tự tay làm đồ chơi cho con trẻ phần vì không khí, phần vì không có tiền sắm sửa. Nhưng ngày nay với cuộc sống bộn bề và thị trường có sẵn nhiều, thì chỉ cần bỏ ra chút tiền là có thể mua ngay vài món đồ chơi bình dân. Vui nhất là những đứa trẻ khi được bố mẹ sắm cho những chiếc mặt nạ bằng giấy với nhiều hình thù lạ mắt, những chiếc đèn nhấp nháy hay một cái vương miện công chúa nhỏ xinh. Tất cả chỉ có vậy thôi nhưng cũng đủ làm chúng vui cười cả ngày.

Ý nghĩa của ngày Tết đoàn viên trong phong tục biếu tặng quà

tặng quà
Tết đoàn viên là dịp con cháu báo hiếu cha mẹ

Người ta dù có bận rộn đến đâu thì vẫn nhớ đến ngày báo hiếu cha mẹ, ông bà tổ tiên. Họ thường mua những chiếc bánh dẻo, bánh nướng, những thức quà ngon lạ nhất với lời chúc Tết đoàn viên để mang biếu tặng người thân. Người đem tặng với tấm lòng tri ân, thành kính nhất. Còn người được tặng cũng rất hạnh phúc và mãn nguyện.

Đôi khi thứ quà tặng không cần phải là sản vật lạ quý hiếm hay đồ xa xỉ. Chúng chỉ là những chiếc bánh ngọt, quà tươi, nhưng đủ gói ghém tất cả tâm tình của con cháu làm nên ý nghĩa Tết đoàn viên.

Ngắm trăng, thả đèn, hát hò

Tiếng trống tùng rinh rinh tùng tùng tùng rinh rinh trong câu hát luôn được ghi nhớ trong tâm thức mỗi người. Bài hát gắn liền với ánh trăng. Đâu đó người ta còn thấy những chiếc đèn giấy nhỏ nhỏ xinh xinh được thả xuống hồ với mong muốn về cuộc sống bình an, hạnh phúc. 

Tất cả những phong tục ngắm trăng, hát hò múa reo, thả đèn bình dị ấy tạo nên không khí ngày rằm tháng 8 vui vẻ là thế. Nó tạo nên không khí và cốt lõi về giá trị tinh thần để con người sống tốt hơn, hạnh phúc hơn.

> Xem thêm: Ngày vía Thần Tài là ngày nào? Nên mua gì, cúng gì vào ngày vía Thần Tài

Tết đoàn viên năm 2021 vào thứ mấy?

Hàng năm cứ gần đến dịp trung thu là đường phố lại trở nên tấp nập và bắt mắt hơn bởi những gian hàng trưng bày bánh kẹo. Người ta có thể bắt gặp cảnh tượng nô nức hơn trên các con phố như Hàng Mã, Hàng Đào,… Không ít khách du lịch hoặc các bạn thanh thiếu niên đến đây để lưu giữ cho mình một vài bức hình đẹp. Và năm nào cũng như vậy trung thu vẫn tấp nập như thế.

Năm 2021 là năm mà có nhiều sự biến động xảy ra như: đại dịch covid 19, ngành du lịch kém phát triển,… Nhưng chắc hẳn trung thu năm nay vẫn không kém phần sôi động như mọi năm. Tính theo lịch dương thì ngày Tết đoàn viên năm nay rơi vào ngày 21/9 dương lịch tức vào thứ 3.

Đối với những người con đất Việt cho dù có còn được tận hưởng mình vào không khí ngày Tết đoàn viên hay không thì bạn cũng không bao giờ có thể quên đi phần tuổi thơ đã gắn liền đó. Nếu có đi xa thì ta hãy cố gắng trở về một lần đúng dịp ngày rằm tháng 8 để thấy được bên gia đình nó hạnh phúc đến nhường nào.

Như vậy, những thông tin hữu ích trên sẽ giúp các bạn giải đáp được câu hỏi Tết đoàn viên là gì? Tết đoàn viên quan trọng như thế nào? Chúc các bạn sẽ có ngày Tết đoàn viên thật hạnh phúc và sum vầy bên gia đình cùng người thân. 

Các bạn có thể tham khảo thêm các bài viết liên quan khác tại đây.

Nam Hoang Do

Tôi là Đỗ Hoàng Nam - Tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm nghiên cứu, đánh giá chuyên sâu về các sản phẩm xe máy, ô tô, máy công nghiệp và các kiến thức đời sống khác. Hy vọng những thông tin tôi chia sẻ sẽ giúp ích cho quý vị và các bạn!

[adsense_block_detail]

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Read also x

Website đang trong quá trình chạy thử nghiệm

Website đang chạy thử nghiệm