Trình độ học vấn là gì? Cách ghi trình độ học vấn trong CV thu hút nhà tuyển dụng

Trình độ học vấn là gì? Cách ghi trình độ học vấn trong CV thu hút nhà tuyển dụng

Như bạn biết, trong các loại giấy tờ như CV, sơ yếu lý lịch,… đều sẽ yêu cầu bạn phải ghi thông tin về trình độ học vấn. Tuy nhiên, có không ít người nhầm lẫn giữa trình độ học vấn và trình độ văn hoá. Vì vậy, bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn trình độ học vấn là gì? Cách ghi trình độ học vấn trong CV thu hút nhà tuyển dụng. Đồng thời là chỉ ra sự khác nhau giữa trình độ học vẫn và trình độ văn hóa. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau bài viết này nhé. 

Trình độ học vấn là gì? Trình độ học vấn tiếng Anh là gì?

trình độ học vấn là gì
Trình độ học vấn là kết quả của quá trình học tập

Trình độ học vấn chính là mức độ việc học mà một người đạt được trong quá trình học tập tại trường lớp. Chẳng hạn như: trình độ đại học, cao đẳng, trung học cơ sở, tiểu học,… Sau khi hoàn thành mỗi một bậc học thì sẽ được gọi là một trình độ. 

Trình độ học vấn tiếng Anh là “academic level”, tuy nhiên, trình độ học vấn trong hồ sơ xin việc lại nằm ở mục “Education”. Bạn hãy lưu ý tới vấn đề này nếu muốn bổ sung thông tin về học vấn, trình độ trong hồ sơ xin việc của mình nhé.  

Vai trò của trình độ học vấn

Hiện nay, trình độ học vấn thường được ghi trong các CV, đơn xin việc, sơ yếu lý lịch. Vì vậy đối với nhà tuyển dụng, thông tin là này vô cùng quan trọng. Điều này giúp cho họ hiểu hơn về trình độ cá nhân của ứng viên. Từ đó họ có thể cân nhắc xem ứng viên này có phù hợp với vị trí mà công ty đang tuyển dụng hay không.

Vai trò của trình độ văn hóa
Trình độ học vấn rất quan trọng với nhà tuyển dụng

Trình độ học vấn trong bản CV nếu muốn để lại ấn tượng với nhà tuyển dụng, bạn cần thể hiện nội dung ngắn gọn, đầy đủ, xúc tích. Để thông qua những thông tin mà bạn cung cấp, nhà tuyển dụng sẽ hiểu rõ hơn về kỹ năng, trình độ chuyên môn của bạn. 

Phân biệt trình độ văn hoá và trình độ học vấn 

Có nhiều người cho rằng trình độ văn hoá và trình độ học vấn hoàn toàn giống nhau, tuy nhiên, đây là suy nghĩ hoàn toàn sai lầm. Bởi, trình độ văn hoá thể hiện cấp học và trải nghiệm đến cấp trung học phổ thông Chẳng hạn trình độ văn hóa là 12/12, 11/12, 10/12,…. Còn trình học vấn là trình độ chuyên môn mà mỗi người phấn đầu học lên cao hơn. Trình độ học vấn chẳng hạn như: Cao đẳng, Đại học, Cao học,…

phân biệt trình độ văn hóa và trình độ học vấn
Phân biệt trình độ văn hoá và trình độ học vấn

Đây là 2 thông tin bạn cần phân biệt rõ khi ghi trong các tờ khai hồ sơ xin việc, CV, sơ yếu lý lịch,… 

> Xem thêm: Trình độ chuyên môn là gì? 

Cách ghi trình độ học vấn trong CV thu hút nhà tuyển dụng

CV là giấy tờ vô cùng quan trọng khi đi xin việc. Một CV ấn tượng sẽ là điểm cộng rất lớn để bạn trở nên thu hút hơn trong mắt những nhà tuyển dụng. Vì vậy, ghi trình độ học vấn trong CV bạn cần chú ý đến các vấn đề sau đây:

– Trình độ học vấn trong đơn xin việc nên ghi trình độ học vấn cao nhất. Chẳng hạn như: trình độ Đại học, Cao đẳng, Trung cấp,… Ngoài ra, có thể bổ sung các cấp bậc học trong thời gian gần đây nhất.

– Trong phần trình độ học vấn, bạn nên ghi đầy đủ thông tin về chuyên ngành, trường học và các trình độ khác nếu có.

– Cung cấp cho nhà tuyển dụng những thông tin về giải thưởng, chứng chỉ nghiệp vụ đạt được,… Chỉ nên ghi những thành tích có liên quan đến vị trí mà bạn đang ứng tuyển.

– Trình độ học vấn trong CV không nhất thiết phải ghi cụ thể từng cấp từ cấp 1, cấp 2, cấp 3. Bạn chỉ cần ghi cấp học cao nhất. Chẳng hạn như: 10/10, 12/12,… 

cách ghi trình độ học vấn trong CV
Trình độ học vấn ghi như thế nào trong CV để thu hút nhà tuyển dụng?

– Lưu ý rằng, những thông tin cần phải được chọn lọc một cách chính xác, ngắn gọn và cụ thể. Tránh tình trạng dài dòng và không lan man. Ngoài ra, hãy cung cấp thêm các thông tin về trình độ chuyên môn, kỹ năng khác mà bạn học thêm bên ngoài trường học. Tuy nhiên, vẫn phải được cấp chứng chỉ chứng nhận. 

Các cấp bậc trình độ học vấn ở nước ta 

Trình độ học vấn của Việt Nam được quy định bởi văn bản bao gồm các cấp bậc như sau: Sơ cấp I, Sơ cấp II, Sơ cấp III, Trung cấp, Cao đẳng, Đại học, Thạc sĩ, Tiến sĩ. Trong đó, ở từng cấp bậc đào tạo sẽ được quy định rõ về chuẩn đầu ra và khối lượng học tập tối thiểu. Sau khi người học hoàn thành từng chương trình đào tạo, đáp ứng được yêu cầu chuẩn đầu ra, họ sẽ được cấp “chứng chỉ” với 3 cấp đào tạo đầu tiên. Họ được cấp “bằng tốt nghiệp” đối với bậc 4 và 4 bậc cuối cùng sẽ tương ứng với “bằng cao đẳng”, “bằng đại học”, “bằng thạc sĩ”. Ở các bậc đào tạo này, khối lượng đào tạo sẽ được tính theo tín chỉ.

các cấp bậc học vấn ở việt nam
Các cấp bậc trình độ học vấn tại Việt Nam

Hiện nay, chưa có khái niệm cụ thể về tín chỉ, tuy nhiên, dựa trên “Quy chế Đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ” trong “Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15/8/2007” quy định 1 tín chỉ bằng:

– 15 tiết học lý thuyết

– 30 – 45 tiết học thực hành, thí nghiệm hoặc thảo luận

– 45 – 90 giờ thực tập

– 45 – 60 giờ làm giờ làm bài tập tiểu luận, khóa luận tốt nghiệp 

Theo quy định này, 1 năm học sẽ bao gồm 30 tín chỉ. Đối với cấp đại học, sẽ bao gồm 120 tín chỉ tương đương với thời gian học 4 năm. 

Trên đây là những chia sẻ về trình độ học vấn là gì?. Hy vọng những chia sẻ trong bài viết bạn sẽ có thêm cho mình những thông tin thật bổ ích. 

Tham khảo các bài viết liên quan khác tại đây: https://mayruaxemay.vn/

Nam Hoang Do

Tôi là Đỗ Hoàng Nam - Tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm nghiên cứu, đánh giá chuyên sâu về các sản phẩm xe máy, ô tô, máy công nghiệp và các kiến thức đời sống khác. Hy vọng những thông tin tôi chia sẻ sẽ giúp ích cho quý vị và các bạn!

[adsense_block_detail]

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Read also x

Website đang trong quá trình chạy thử nghiệm

Website đang chạy thử nghiệm