Có nên đánh con khi con không nghe lời? Cách dạy con đúng

Có nên đánh con khi con không nghe lời? Cách dạy con đúng

Ông bà ta vẫn luôn có câu “thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi”. Liệu quan điểm dạy con bằng đòn roi này ngày nay còn đúng không? Cùng theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi để biết được có nên đánh con khi con không nghe lời không?

Đánh con khi con không nghe lời là đúng hay sai?

Hiện nay, để giải quyết việc con cái không nghe lời nhiều ba mẹ lựa chọn phương pháp đánh con. Tuy nhiên theo các bác sĩ tâm lý thì đây là việc hoàn toàn sai. La mắng, đánh con khi con không nghe lời có thể sẽ khiến trẻ ngừng ngay hành động không đúng, làm vơi đi cơn giận trong lòng ba mẹ, nhưng nó gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng. Cụ thể như sau:

Có nên đánh con khi con không nghe lời
Có nên đánh con khi con không nghe lời cha mẹ không?

Đánh con không làm cho con nhận ra lỗi sai của mình

Khi quát và đánh con, con sẽ khóc và nhận sai. Nhưng điều này không đồng nghĩa với việc con đã nhận ra sai lầm của mình. Đòn roi và quát tháo chỉ khiến con dừng lại ngay lúc ấy chứ không dạy con phải làm gì tiếp theo. Biện pháp này không có tính giáo dục cao như chúng ta vẫn nghĩ. 

Nhiều phụ huynh cho rằng hư, không nghe lời phải đánh để trẻ đau, trẻ nhớ lần sau không được làm như thế nữa. Tuy nhiên, dưới góc nhìn của trẻ, trẻ tập trung vào nỗi đau khi bị đánh hơn là việc mình đã làm sai trước đó. Đặc biệt là việc này còn khiến trẻ trở nên bất mãn, ngoan cố, mọi giảng giải và phân tích của bạn sau đó có thể sẽ không có hiệu quả.

Khiến mối quan hệ của ba mẹ và con xa cách

Ba mẹ đánh, mắng con cái là để con trở nên nghe lời. Nhưng thực tế cho thấy kết quả của việc đánh con phản tác dụng nhiều hơn là thành công. Ở một số lứa tuổi, trẻ có thể sẽ tỏ thái độ chống đối ngay lập tức với ba mẹ. Điều này sẽ khiến cơn giận của cha mẹ càng lớn, trở thành mâu thuẫn lớn làm rạn nứt tình cảm cha con, mẹ con. 

Việc đánh con chỉ khiến cho con xa cách với ba mẹ
Việc đánh con chỉ khiến cho con xa cách với ba mẹ

Ba mẹ thì thấy con cái ngày càng ngang ngược, khó dạy. Còn con thì sẽ thấy ba mẹ vô lý, không được lắng nghe và trở nên ghét ba mẹ. Dẫn đến khoảng cách của ba mẹ và con càng ngày càng lớn. Con sẽ sinh ra tâm lý phòng thủ với ba mẹ, không còn muốn gần gũi, tâm sự và chia sẻ với ba mẹ nữa. 

Đánh con sẽ khiến con nhút nhát, khép kín

Việc đánh mắng con làm ảnh hưởng lớn đến sức khỏe thể chất và tinh thần của trẻ. Khiến trẻ trở nên tự ti, nghi ngờ năng lực của bản thân. Lớn lên trở thành người khép kín nhút nhát không dám bộc lộ cảm xúc, mong muốn của bản thân.

Về sau dù có chuyện gì con cũng sẽ không nói với ba mẹ vì sợ bị mắng, đánh. Trẻ sẽ có suy nghĩ ba mẹ sẽ không lắng nghe, không thấu hiểu mình nên một mình chịu đựng, thậm chí đi vào con đường sai mà ba mẹ không hề hay biết. 

Đánh con sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ
Đánh con sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ

Hình thành cho trẻ sự hung hăng và bạo lực 

Những đứa trẻ thường xuyên bị ba mẹ đánh mắng tâm lý có thể phát triển theo xu hướng bạo lực, trở nên hung hăng khi tức giận. Lâu dần việc này sẽ khiến trẻ hình thành tư duy sai lệch, cho rằng “bạo lực có thể giải quyết được vấn đề”, “người bị đánh, người yếu thế hơn sẽ buộc phải nhận sai”… 

Lúc này đòn roi không chỉ không giúp trẻ nên người mà còn biến trẻ thành người có tâm lý, tư duy lệch lạc, thích đánh nhau. Trẻ sẽ không biết được những cách giải quyết vấn đề mềm mỏng, văn minh hơn. 

Sử dụng đòn roi lâu dần sẽ mất tác dụng

Việc đánh trẻ khi trẻ không nghe lời lúc đầu sẽ khiến trẻ sợ và nghe lời. Nhưng khi sử dụng phương pháp này thường xuyên sẽ dẫn tới tình trạng “nhờn đòn”. Đòn roi không còn tác dụng răn đe với trẻ nữa, trẻ có thể trở nên hỗn láo hơn. 

Đánh con sẽ khiến con ngày càng bướng bỉnh
Đánh con sẽ khiến con ngày càng bướng bỉnh

Nên làm gì khi con không nghe lời? 

Khi con không nghe lời không nên dùng đòn roi với con. Vậy khi con không nghe lời ba mẹ cần làm gì? Dưới đây là những phương pháp giải quyết vấn đề này hiệu quả để ba mẹ tham khảo. 

Điều chỉnh cảm xúc của bản thân

Khi con trẻ không nghe lời bất kì ai cũng sẽ vô cùng tức giận. Lúc này điều bạn cần làm là hít thở thật sâu để trở nên bình tĩnh hơn để không quát mắng hay làm ra những hành động gây tổn thương lớn cho trẻ. 

Hãy cư xử tử tế và nhẹ nhàng với trẻ để làm gương cho trẻ về các cư xử. Bởi trẻ nhỏ học bằng cách quan sát và bắt chước những người xung quanh, ba mẹ chính là hình mẫu để con cái học theo. Khi ba mẹ la mắng thô tục và đánh trẻ, trẻ sẽ học theo và làm tương tự khi cảm thấy khó chịu vì người khác không làm theo ý mình.

Điều chỉnh cảm xúc của bản thân trước khi nói chuyện với con
Điều chỉnh cảm xúc của bản thân trước khi nói chuyện với con

Do đó khi con không nghe lời bạn càng phải bình tĩnh và cư xử thật nhẹ nhàng và tử tế với con. Lưu ý sự tử tế, nhẹ nhàng ở đây không phải là nhượng bộ, dễ dãi. Sự nhẹ nhàng ở đây là để  tạo cho trẻ cảm giác an toàn, không khơi gợi tâm lý phòng thủ, chống đối trong trẻ. Để trẻ bình tĩnh, hợp tác và dễ tiếp thu lý luận của bạn. 

Không dán nhãn cho con

Khi con không nghe lời bạn, không đáp ứng được những điều mà bạn mong muốn đừng vội dán nhãn cho con. Ví dụ khi bạn bảo con học tập nhưng con không chịu học, bạn đừng vội kết luận ngay rằng con mình lười nhác. Khi con cãi lại bạn, đừng vội dán cho con cái mác của sự hỗn láo. Bởi nếu bạn lặp đi lặp lại điều này với trẻ sẽ khiến cho trẻ tin rằng mình thực sự lười biếng, hỗn láo…

Không chỉ trích con khiến con hoảng sợ
Không chỉ trích con khiến con hoảng sợ

Ba mẹ càng phản ứng gay gắt, đánh chửi, trì triết con càng khiến cho con hành động giống với cái “mác” bạn đã gắn cho trẻ. Khiến trẻ càng ngày càng không nghe lời, tạo cho bạn cảm giác không thể dạy được. Lúc này nếu bạn tiếp tục đánh mắng và gán cho trẻ cái nhãn “bất trị, mất dạy” thì bạn sẽ thật sự có một đứa con hư. Chính vì vậy, để dạy con nghe lời ba mẹ tuyệt đối không dán nhãn cho trẻ. Hãy bình tĩnh, động viên, khuyên răn con. 

Xoa dịu cảm xúc của con

Có nên đánh con khi con không nghe lời hãy đọc kỹ: Khi trẻ có hành vi không nghe lời, nổi nóng bạn cần phải bình tĩnh và xoa dịu cảm xúc của trẻ trước khi khuyên bảo hoặc đưa ra hình phạt. Bạn cần phải hiểu là lúc này trẻ sẽ không học được bất cứ điều gì. Nếu bạn càng sử dụng những biện pháp cứng rắn càng khiến trẻ phản nghịch, chống đối lại bạn. Do đó lúc này việc bạn cần làm là để cho trẻ bình tĩnh lại. 

Cần xoa dịu cảm xúc của con trước khi khuyên nhủ
Cần xoa dịu cảm xúc của con trước khi khuyên nhủ

Khi trẻ làm ra hành động sai, nếu như trẻ tỏ ra sợ hãi, hoảng sợ sẽ bị la mắng, đánh đòn thì bạn cần phải tạo cho trẻ cảm giác an toàn. Khi trẻ bình tĩnh và cảm thấy an toàn sẽ dễ dàng nói chuyện với bạn về hành động không nghe lời của chúng. Lúc này chúng sẽ không né tránh vấn đề, không cố gắng tìm lý do hay phải kháng. Bạn có thể gần gũi tìm hiểu vấn đề và giảng giải cho con hiểu. 

Tập trung vào lý do gây nên những hành vi ngỗ nghịch

Bạn cần biết một điều rằng, khi con cư xử sai, không nghe lời luôn có một nguyên nhân nào đó. Những lý do của con đưa ra có thể rất bất ngờ và ngớ ngẩn đối bạn. Nếu bạn có thể giải quyết được nguyên nhân đó của trẻ sẽ khiến cho trẻ cảm thấy thỏa mãn ngay cả khi không đạt được điều mình muốn. Bởi lúc này trẻ cảm thấy mình được ba mẹ quan tâm, lắng nghe chứ không áp đặt và phán cho trẻ một lỗi nào đó.

Tìm hiểu nguyên nhân các hành vi của con
Tìm hiểu nguyên nhân các hành vi của con

Khi trẻ có hành vi sai lệch đừng tức giận, đừng phạt con ngay lập tức. Hãy tập trung vào vấn đề tìm ra nguyên nhân của hành vi đó. Để bạn hiểu được trẻ và đưa ra được giải pháp để hạn chế những điều đó xảy ra một lần nữa. 

Ví dụ một đứa bé đánh em gái của mình, nguyên nhân có thể là do bé đang bực tức em của mình một chuyện gì đó. Bạn không nên quát đánh và nói những điều như “làm anh/làm chị phải nhường em”, “Đánh em là hư” hay hỏi trẻ “đã biết sai chưa”… Điều bạn cần làm lúc này là tách 2 đứa trẻ ra. Sau đó đợi trẻ bình tĩnh và tìm hiểu nguyên nhân. Khi biết được lý do hãy dạy cho trẻ cách ứng xử tốt hơn trong tình huống đó. 

Giải quyết lý do con không nghe lời

Nếu như con của bạn dường như không bao giờ nghe lời bạn thì có 2 nguyên nhân chính như sau: 

  • Một là có thể kỳ vọng, mong muốn của bạn với trẻ không hợp lý. Bạn cần kiểm tra lại những yêu cầu của mình với con. Liệu bạn có đang tạo cho con cảm giác mình đang bị ra lệnh hay không? Liệu đó có phải là một yêu cầu chính đáng hay không? Có thể yêu cần đó hợp lý với bạn nhưng dưới góc nhìn của con trẻ thì nó không hợp lý chút nào. Bởi một đứa trẻ thường dễ dàng chấp nhận làm một việc gì đó nếu như chúng biết là phù hợp chứ không phải tuân theo mệnh lệnh một cách mù quáng.
Nguyên nhân thật sự khiến con không nghe lời là gì?
Nguyên nhân thật sự khiến con không nghe lời là gì?
  • Một lý do khác dẫn đến sự không nghe lời của trẻ đó là do quan hệ của trẻ và ba mẹ chưa có sự kết nối chặt chẽ. Khi mối quan hệ của ba mẹ và con không tốt trẻ xe có xu hướng phản nghịch, chống đối lại. Và đôi khi hành động không nghe lời của trẻ là để kích thích sự chú ý, quan tâm của bố mẹ với mình. Ngược lại khi mối quan hệ của cha mẹ và con cái rất tốt sẽ càng dễ khiến trẻ vâng lời. Bởi lúc này trẻ cảm nhận được sự yêu thương từ ba mẹ nên dễ dàng tiếp nhận những lời dạy bảo của ba mẹ. 

Vừa cứng rắn vừa mềm mỏng

Khi dạy con, đặc biệt là khi con ngang bướng bạn cần cứng rắn đúng chỗ, đúng lúc để bé không hình thành tâm lý phản nghịch. Đồng thời bạn cũng cần có sự mềm mỏng để con không cảm thấy sợ hãi, tạo ra khoảng cách giữa bố mẹ và con.

Khi con không nghe lời bạn cần thiết lập quy tắc và giới hạn cho con. Tuy nhiên bạn không nên quá cứng rắn với con, từ xưa các cụ đã có câu “già néo đứt dây”. Vậy nên khi đặt ra các quy tắc cho bé bạn cần phải kiên nhẫn, giải thích cho bé hiểu. Dần dần theo thời gian con sẽ hiểu được như thế nào là đúng, như thế nào là sai. 

Hãy mềm mỏng và cứng rắn với con một cách hợp lý
Hãy mềm mỏng và cứng rắn với con một cách hợp lý

Hướng dẫn trẻ cách sửa sai

Hãy hướng dẫn trẻ bài học cách sửa sai thật sớm để bạn có thể truyền tải những thông điệp của bản thân với con một cách dễ dàng nhất. Hãy lấy bản thân làm gương về sửa lỗi và xin lỗi để giúp con học một cách nhanh nhất.

Khi con hành động sai, không nghe lời chúng cũng có những lý do riêng. Hãy xoa dịu cảm xúc và dạy con cách những cách xin lỗi và sửa sai. Dạy con cách ứng xử đúng trong tình huống đó.

Nguyên tắc bạn cần biết để nuôi con không đòn roi

Để có thể nuôi dạy con mà không cần phải sử dụng đến đòn roi các bạn cần phải nắm vững các nguyên tắc sau: 

Kết nối trước khi yêu cầu

Trước khi bạn đưa ra những hướng dẫn hay các yêu cầu đối với con, hãy kết nối với trẻ trước. Trẻ không nghe lời ba mẹ khi không hiểu được tại sao mình phải làm điều đó và khi không có kết nối với ba mẹ. 

Hãy kết nối với con trước khi đưa ra yêu cầu với con
Hãy kết nối với con trước khi đưa ra yêu cầu với con

Ví dụ:

  • Hãy cho con một cái ôm và nói với con, khi con bình tĩnh hay nói “con đang làm hành động rất xấu… Hãy nói cho mẹ điều mà con muốn…”
  • Nhìn con với ánh mắt yêu thương “ Nói cho mẹ biết có chuyện gì đang xảy ra với con vậy?

Trở thành tấm gương cho con

Để nuôi dạy con đúng cách nên người ba mẹ phải là tấm gương sáng để con nhìn và noi theo. Điều này đồng nghĩa với việc, ba mẹ cần phải tốt mới có thể dạy con tốt lên. Hãy hành xử đúng mực, luôn làm những hành động đúng để con nhìn và làm theo.

Khen con đúng lúc đúng việc

Bạn hãy khen bé khi bé làm được một việc làm tốt. Từ đó giúp trẻ có động lực phát huy và duy trì tinh thần đó. Lời khen tuy đơn giản nhưng nó lại chính là món quà khen thưởng ý nghĩa nhất với con. Điều này cũng thể hiện sự công nhận của bạn với con, giúp con ngày càng tự tin và trở nên tốt hơn.

Hãy khen thưởng cho bé khi làm tốt
Hãy khen thưởng cho bé khi làm tốt

Để trẻ tự do khám phá

Con trẻ luôn năng động và tò mò và muốn khám phá, nên bạn hãy để cho bé được vui chơi một cách thoải mái nhất trong tầm kiểm soát của bạn. Thực tế, việc cho trẻ tự do mới là nguyên tắc nuôi dạy con thông minh nhất hiện nay. Bạn hãy cho con có không gian và tự do hoạt động, đừng mãi theo dõi và quát mắng con.

Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc là bạn sẽ để trẻ được tự do bay nhảy 100%. Bạn cần dạy cho bé cách tự do trong kỷ luật. Dạy cho bé những giới hạn được và không được để bé biết và tuân theo. 

Tôn trọng ý kiến của con

Hãy lắng nghe con nói và tôn trọng ý kiến của bé đừng coi con là trẻ con không biết gì. Thay vì luôn bắt con phải làm theo ý của riêng mình bạn hãy hỏi ý kiến của con, quan tâm đến cảm xúc và mong muốn của con. Bởi việc làm này sẽ khiến bé có sự sáng tạo, tự vận động suy nghĩ và cảm thấy mình được thấu hiểu.

Kết luận

Có nên đánh con khi con không nghe lời không? Qua những chia sẻ trên đây chúng ta có thể thấy việc đánh mắng con không phải là cách dạy con hay. Thay vì đánh mắng, con cần được ba mẹ quan tâm và thấu hiểu nhiều hơn. Hãy trở thành một tấm gương tốt cho con và tạo cho con môi trường phát triển lành mạnh. Hy vọng những chia sẻ trên đây đã giúp bạn có cái nhìn chính xác hơn trong việc nuôi dạy con trẻ. 

tham 23

[adsense_block_detail]

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Read also x

Website đang trong quá trình chạy thử nghiệm

Website đang chạy thử nghiệm