Nguồn gốc, ý nghĩa của ngày lễ giáng sinh là gì?

Nguồn gốc, ý nghĩa của ngày lễ giáng sinh là gì?

Lại một mùa lễ Giáng sinh sắp đến, một năm mới lại sắp qua. Với sự hội nhập mạnh mẽ, giao lưu văn hóa phát triển, giờ đây mừng lễ Giáng sinh đã phổ biến trên toàn cầu chứ không của riêng những người theo đạo Cơ Đốc (Kitô) nữa. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu hết về nguồn gốc, ý nghĩa lễ Giáng sinh,… Chính vì vậy, mời các bạn cùng chúng tôi tìm hiểu về ý nghĩa thật sự của lễ Giáng sinh qua bài chia sẻ sau đây nhé.

Nguồn gốc lễ Giáng sinh

lễ giáng sinh

Lễ Giáng sinh là một dịp lễ quan trọng 

Ngày lễ Giáng sinh là một ngày lễ quan trọng để kỷ niệm Chúa Giêsu ra đời. Đây vốn là ngày lễ kỷ niệm ngày sinh Chúa Giêsu của những người theo đạo Kitô. Tuy nhiên, qua thời gian, lễ Giáng sinh ngày nay đã trở thành một ngày lễ quốc tế được đông đảo mọi người biết đến nhiều hơn với biểu tượng cây thông và ông già Noel.

Những người theo Kitô giáo luôn tin rằng Chúa Giêsu được sinh ra tại Bethlehem thuộc xứ Judea nước Do Thái (Palestine ngày nay), lúc bấy giờ thuộc Đế quốc La Mã, khoảng giữa năm 7 TCN và năm 2.

lễ giáng sinh đếm ngược

Đường phố trang hoàng đón Giáng sinh

Không ít người đặt câu hỏi lễ Giáng sinh bắt nguồn từ nước nào? Theo tờ Metro (Anh), sự kiện Giáng sinh được tổ chức lần đầu tiên được ghi nhận thực sự có từ thời Đế chế La Mã vào năm 336, dưới thời của Hoàng đế La Mã Constantine – vì vậy về mặt lý thuyết, người La Mã đã phát minh ra nó, mặc dù không có người cụ thể nào được cho là đã khai sinh ra ngày lễ này.

Thời kỳ sơ khai của Giáo hội Cơ Đốc sơ khai (2, 3 thế kỷ đầu công nguyên), lễ này được tổ chức chung cùng với lễ Hiển linh. Tuy nhiên, từ năm 200, thánh  Clêmentê Alexandria (150 – 215) đã đề cập đến một lễ đặc biệt được cử hành vào ngày 20 tháng 5. Còn Hội thánh La tinh mừng kính lễ này vào ngày 25 tháng 12.

Cũng có thông tin cho rằng, trong 3 thế kỷ đầu, tín hữu Cơ Đốc sơ khai không tổ chức lễ mừng lễ sinh nhật Chúa. Vì họ cho rằng đó là làm theo thói quen của nhóm dân ngoại đạo thờ thần tượng. Cho tới thế kỷ IV, những người theo Cơ Đốc muốn ăn mừng lễ Giáng sinh của Đức Giêsu, nhưng họ lại sợ chính quyền La Mã phát hiện, bắt bớ. Vì khi ấy, Cơ Đốc giáo chưa được công nhận là tôn giáo hợp pháp. 

ngày lễ giáng sinh

Giáng sinh kỷ niệm Chúa Giêsu ra đời

Tuy nhiên, hàng năm người La Mã ăn mừng “Thần Mặt trời” vào ngày 25 tháng 12. Vì vậy, người Cơ Đốc đã lợi dụng dịp này để tổ chức lễ mừng Giáng sinh cho Đức Giêsu cùng một ngày với lễ “Thần Mặt trời” của người La Mã. 

Năm 312, Hoàng đế La Mã là Constantine đã bỏ Đa Thần giáo và theo Cơ Đốc giáo. Ông cũng hủy bỏ ngày lễ ăn mừng “Thần Mặt trời”, thay vào đó là ngày mừng sinh nhật của Đức Giêsu. Năm 354, Giáo hoàng Liberius công bố ngày 25 tháng 12 hàng năm là ngày chính thức cử hành lễ Giáng sinh của Đức Giêsu.

Có một số giả thuyết về lý do Giáng sinh diễn ra vào ngày 25 tháng 12. Có giả thuyết cho rằng nó trùng với ngày Đông chí. Người ta cũng cho rằng nó có thể đã được chọn vì đúng chín tháng sau ngày 25 tháng 3 – ngày Xuân phân – được chọn làm ngày Chúa tạo ra Adam, và do đó có vẻ như là một ngày thích hợp để chọn cho sự thụ thai của Chúa Kitô. 

lễ giáng sinh bắt nguồn từ nước nào

Những người theo đạo Kitô sẽ đến nhà thờ để mừng Giáng sinh

Lễ Giáng sinh ngày mấy?

Bạn có biết ngày lễ Giáng sinh là ngày nào? Thực tế, không ít người nhầm lẫn với khoảng thời gian chính xác của lễ Giáng sinh. Theo lịch của người Do Thái, thì thời điểm để bắt đầu một ngày mới là hoàng hôn chứ không phải là lúc nửa đêm. Do đó, dù lễ Giáng sinh được tiến hành chính thức vào ngày 25/12, nhưng mọi người thường chúc mừng từ tối 24/12.

“Lễ vọng” vào đêm 24/12 thường thu hút lượng người tham dự đông đảo hơn là “lễ chính ngày” vào 25/12. Vào đêm “lễ vọng”, các địa điểm như thánh đường hay mỗi gia đình theo đạo Kitô đều sẽ trang trí hang đá và máng cỏ. Phía bên trong sẽ có tượng chúa Hài đồng và tượng Đức Mẹ Maria. Ở xung quanh là những chú lừa, tượng Ba Vua, một vài thiên thần, Thánh Giuse…

ý nghĩa thật sự của lễ giáng sinh

Phố phường ngập tràn ánh đèn ngày Giáng sinh

Tuy nhiên, tại một số nơi theo Chính Thống giáo Đông phương như Nga, Gruzia,… vẫn sử dụng lịch Julien để định ngày Giá sinh. Cho nên lễ Giáng Sinh của họ được tổ chức vào vào ngày 7.1 theo lịch Gregory.

Ý nghĩa lễ Giáng sinh

Ý nghĩa ngày lễ Giáng sinh nguyên thủy nhất chính là dịp để những người theo đạo Kitô giáo kỷ niệm ngày sinh của Đức Chúa Giêsu – người lãnh đạo tôn giáo mình.

Theo thời gian, lễ Giáng sinh ngày càng được tổ chức linh đình và hưởng ứng trên toàn thế giới. Giáng sinh đã trở thành một ngày lễ quốc tế.

ý nghĩa lễ giáng sinh

Giáng sinh cũng là dịp lễ để gia đình quây quần

Ngày nay, lễ Giáng sinh không chỉ là dịp để kỷ niệm ngày Chúa giáng thế mà còn là một ngày lễ của mỗi gia đình. Đây là dịp để các thành viên được tụ tập, quây quần bên nhau, cùng tâm sự, sẻ chia về công việc, cuộc sống và đón chào một năm mới sắp tới.

Đây cũng là dịp để mọi người gửi đến nhau những lời chúc tốt đẹp nhất, cầu mong những bình an và may mắn.

Giáng sinh cũng trở thành một ngày lễ kì diệu trong ký ức tuổi thơ của những em bé. Đây là ngày mà các em bé có thể đặt những ước nguyện của mình vào những đôi tất để gần giường và trông đợi sự xuất hiện của “phép màu” được tạo ra bởi chính những người thân yêu trong gia đình. Nhiều em bé khi lớn lên vẫn chờ mong ngày Giáng Sinh với những món quà của ông già Noel như là một phép màu đẹp đẽ ở giữa cuộc sống bộn bề.

lễ giáng sinh 2022

Những đứa trẻ háo hức chờ đón Ông già Noel

Giáng sinh còn là một ngày để những thông điệp hòa bình được lan tỏa. Cũng là thời điểm để chúng ta sẻ chia với những phận người kém may mắn hơn.

Lễ Giáng sinh tiếng anh là gì?

Lễ Giáng sinh còn có tên gọi là lễ Noel, lễ Thiên chúa Giáng sinh, X-mas, Christmas.

  • Trong đó, từ Noel bắt nguồn từ tiếng Pháp Noël, là viết tắt của từ gốc Emmanuel, với ý nghĩa “Thiên Chúa ở cùng chúng ta”.
  • Trong tiếng Anh, lễ Giáng sinh là Christmas. Nó được ghép bởi 2 từ là từ “Christ” (tước vị của chúa Jesus) và từ “Mas” (viết tắt của mass nghĩa là thánh lễ). Vì vậy, Christmas có nghĩa là ngày lễ của Đấng Christ và chính là ngày lễ giáng sinh của Chúa Jesus.

lễ giáng sinh 2022

Những vòng hoa được trang trí trước mỗi cửa nhà

  • Trong tiếng Hy Lạp, thì chữ Christ được viết là Christos, Xristos hay Xpiơtós. Cho nên người ta thường sử dụng phụ âm X với ý nghĩa tượng trưng cho từ Xristos và Xpiơtós rồi thêm chữ “Mas” vào để tạo thành Xmas. Vì thế, từ Xmas cũng có nghĩa giống như Christmas.

Lễ Giáng sinh ở Việt Nam

Giáng sinh du nhập vào nước ta và được đông đảo người dân hưởng ứng rất nhiệt tình. Nó không chỉ là ngày lễ của những người theo đạo Kito nữa mà được nhiều người tổ chức, đặc biệt là giới trẻ. Dù không phải là ngày nghỉ chính thức tại nước ta, nhưng Giáng sinh đang dần dần được coi như là một ngày lễ chưng, thường được tổ chức từ tối 24 và kéo sang ngày 25 tháng 12.

mừng lễ giáng sinh

Không khí Giáng sinh tại Việt Nam rõ rệt nhất là tại những hàng phố bán đồ trang trí 

Lễ Giáng sinh ở Việt Nam chính là một dịp sinh hoạt văn hóa cộng đồng rất nhộn nhịp. Trong đêm Giáng Sinh, trẻ em háo hức chờ mong sự xuất hiện của ông già Noel, những cặp đôi tình tặng quà cho nhau, gia đình bè bạn thì rủ nhau hội hè, yến tiệc, hát karaoke,… và đặc biệt, những người Công Giáo thì chuẩn bị để tham dự thánh lễ tại các thánh đường giáo xứ hoặc giáo họ của mình.

Trong những ngày này, phố phường rực sáng với đầy đủ màu sắc, những bài nhạc Giáng sinh vang vọng khắp các cửa hàng. Cây thông Noel được trang trí ở rất nhiều nơi từ gia đình, cửa hiệu, công ty,… Có thể là cây thông nhân tạo làm bằng nhựa hoặc cây những cây thông thật. Trên cây, người ta treo rất nhiều đồ trang trí từ những cặp chuông, quả châu, dây giả tuyết, những chiếc ủng, gói quà tượng trưng,… giống như các nước phương Tây.

Trên đây là những thông tin tổng hợp về lễ Giáng sinh. Lễ Giáng sinh đếm ngược từng ngày, hãy nhanh chóng hoàn thành mọi deadline để chuẩn bị chào đón lễ Giáng sinh 2022 và bước vào năm mới thôi nào. 

 

tuyet23

[adsense_block_detail]

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Read also x

Website đang trong quá trình chạy thử nghiệm

Website đang chạy thử nghiệm