Định dạng âm thanh là gì? Có những loại định dạng âm thanh nào?

Định dạng âm thanh là gì? Có những loại định dạng âm thanh nào?

Tùy theo mục đích sử dụng các tập tin âm thanh mà chúng ta có thể định dạng chúng theo nhiều cách khác nhau. Không phải bất cứ file âm thanh nào cũng có thể phát trên các loại loa, dàn âm thanh nếu chúng không có định dạng phù hợp. Trong bài viết này, hãy cùng nhau tìm hiểu về những đuôi định dạng âm thanh phổ biến nhất hiện nay nhé!

Định dạng file âm thanh là gì?

Định dạng file cho chúng ta biết cách hiển thị nội dung của nó, thuận tiện trong quá trình lưu giữ, chia sẻ. Các định dạng file âm thanh theo cách nén hoặc không nén sẽ giúp giảm kích thước của tệp, chỉ định các bit được sử dụng trong việc mã hóa thông tin.

Định dạng âm thanh là cách mã hóa thông tin để lưu trữ, chỉnh sửa,...
Định dạng âm thanh là cách mã hóa thông tin để lưu trữ, chỉnh sửa,…

Định dạng âm thanh là một cách để người ta mã hóa thông tin về âm thanh được lưu trữ trong file. Tương tự định dạng hình ảnh, việc định dạng này có thể nhận biết một cách đơn giản thông qua phần đuôi của file âm thanh đó. Ví dụ chúng ta thường thấy các đuôi như .mp3, .wav, .pcm,…

Các đuôi định dạng file âm thanh phổ biến hiện nay

Để có thể lưu trữ, chia sẻ hoặc phát các file âm thanh thì chúng cần được lưu đúng định dạng. Dưới đây là một số định dạng thường thấy ở các file âm thanh:

Đuôi âm thanh MP3

MP3 là viết tắt của MPEG-1 audio Player 3 (hoặc Motion Pictures Expert Group 1 Layer 3). MP3 được hiểu là một định dạng file âm thanh kỹ thuật số được tạo ra bằng cách nén dữ liệu. Đây là kiểu định dạng âm thanh phổ biến hàng đầu hiện nay, có thể tìm kiếm miễn phí trên mạng internet.

Khi định dạng MP3, các dãy âm thừa, quá cao hoặc quá thấp sẽ đều tự động bị loại bỏ. Bởi vậy nên định dạng MP3 rất nhẹ, có thể chia sẻ, tải về dễ dàng. Tuy nhiên, chất lượng của các file MP3 thường bị giảm khá nhiều so với CD hoặc phòng thu.

Định dạng MP3 phổ biến trong lưu trữ và nghe nhạc
Định dạng MP3 phổ biến trong lưu trữ và nghe nhạc

Định dạng WMA

WMA (Windows Media Audio) cũng là một dạng lưu trữ file âm thanh bằng cách nén mất một phần dữ liệu. Đây là định dạng file âm thanh được phát triển bởi Microsoft và được xem như một đối thủ của MP3. Theo nhận xét thì định dạng WMA tốn ít dung lượng, thậm chí còn có thể nhẹ bằng một nửa so với MP3 mà chất lượng không hề thua kém.

Định dạng âm thanh WAV

WAV (Waveform Audio File Format) là định dạng được phát triển chung bởi Microsoft và IBM. Đây là một dạng âm thanh gốc không nén nên nó có chất lượng âm thanh cực tốt tương đương như nhạc CD nhưng lại nặng do có dung lượng lớn.

Định dạng file FLAC

FLAC (Free Lossless Audio Codec) là định dạng file dùng để nén dữ liệu nhưng không làm mất tín hiệu. Do đó các file âm thanh FLAC có chất lượng âm tốt mà vẫn không quá nặng (dung lượng chỉ bằng một nửa định dạng WAV). Bởi đặc điểm này nên định dạng FLAC thích hợp cho cả việc nghe nhạc hàng ngày hoặc lưu trữ và được người dùng vô cùng ưa chuộng.

Định dạng FLAC khá phổ biến bởi chất lượng âm thanh tốt, dung lượng nhỏ
Định dạng FLAC khá phổ biến bởi chất lượng âm thanh tốt, dung lượng nhỏ

Định dạng âm thanh AAC

AAC (Advanced Audio Coding) là dạng nén âm thanh làm mất dữ liệu tương tự như định dạng MP3. Mặc dù có thể bị mất dữ liệu nhưng các file âm thanh định dạng AAC lại có chất âm tốt hơn MP3, có thể tích hợp được nhiều kênh âm thanh tần số thấp có thể bị mất khi lưu ở định dạng MP3.

Định dạng OGG

OGG là định dạng âm thanh sử dụng chuẩn nén Ogg Vorbis miễn phí (tương tự như MP3). Tuy nhiên, định dạng OGG lại có thể cho được chất lượng tốt hơn (với cùng kích cỡ file). Người dùng cũng đánh giá định dạng file OGG có chất âm tốt hơn MP3 dù có cùng phương pháp nén và dung lượng tương đương nhau.

Đuôi file AIFF

Đây là định dạng file âm thanh chất lượng cao, nó thường được dùng khi lưu trữ âm thanh CD. AIFF có dung lượng tương đương định dạng WAV, là lựa chọn trong chép đĩa CD. Trong các máy tính dùng hệ điều hành Windows thì định dạng AIFF có đuôi là “.AIF”.

Định dạng âm thanh ALAC

ALAC (Apple Lossless Audio Code) còn được gọi là M4A là định dạng file âm thanh chất lượng cao. ALAC được tạo ra bởi phương pháp nén bảo toàn dữ liệu của Apple cho phép lưu trữ file với dung lượng thấp nhưng không làm mất dữ liệu. Định dạng ALAC có những đặc điểm tương tự như định dạng FLAC nhưng lại không phổ biến bằng.

Định dạng ALAC (M4A) do Apple tạo ra
Định dạng ALAC (M4A) do Apple tạo ra

Định dạng AMR

Kiểu định dạng này được sử dụng phổ biến trong các thiết bị âm thanh khác nhau (điện thoại, máy nghe nhạc,…). AMR (Adaptive Multi-Rate) được phát triển bởi Ericsson có chức năng lưu trữ âm thanh nói, phổ biến trong các cuộc đàm thoại. 

Định dạng âm thanh LOSSLESS

Đây là kiểu định dạng chất lượng cao bằng cách sử dụng kỹ thuật nén không mất dữ liệu. Nó sử dụng âm thanh gốc CD và các kỹ thuật âm thanh để loại bỏ các dữ liệu không cần thiết. Định dạng LOSSLESS có chất lượng rất tốt, âm thanh chân thực (không thua kém âm thanh gốc CD) nhưng dung lượng lưu trữ cũng khá lớn.

Định dạng MIDI

Đây là giao diện kỹ thuật số dành cho các nhạc cụ, được sử dụng để trao đổi thông tin biểu diễn giữa các nhạc cụ điện tử với nhau hoặc giữa các nhạc cụ điện tử với máy tính. MIDI (Musical Instrument Digital Interface) bao gồm tiếng của một số nhạc cụ như tiếng đàn, tiếng sáo, các bộ gõ,…

MIDI sử dụng kỹ thuật số để lưu âm thanh, mã hóa dưới dạng nhị phân. Với dung lượng rất nhỏ nên file MIDI được ứng dụng phổ biến trong các thiết bị điện tử (điện thoại di động, guitar điện, saxophone…).

File WMA9

Định dạng âm thanh WMA9 là một đối thủ cạnh tranh của MP3, ACC. WMA9 (Window Media Audio) do Microsoft phát triển và là chuẩn nén âm thanh với dung lượng thấp (bằng một nửa) nhưng vẫn cho chất lượng tương đương định dạng MP3.

Định dạng WMA9 do Microsoft phát triển
Định dạng WMA9 do Microsoft phát triển

Định dạng AAC+

AAC+ là định dạng phiên bản nâng cấp của AAC, sử dụng công nghệ mã hóa Advanced Audio Coding – AAC và Spectral Band Replication – SBR. AAC+ cho chất lượng âm thanh ổn định hơn (do có tốc độ dữ liệu nhị phân thấp hơn).

Định dạng âm thanh AAC++

AAC++ là định dạng hiệu suất cao được cải tiến từ AAC+ bằng cách bổ sung thêm công nghệ mã hóa Parametric Stereo – PS. Định dạng cải tiến này cho phép mở rộng phân phối tín hiệu âm thanh đa kênh giúp nâng cao hiệu suất của âm thanh.

Định dạng file eAAC+

Đây là bộ mã hóa âm thanh chất lượng cao thường được sử dụng cho các loại thiết bị âm thanh cao cấp. Định dạng eAAC+ sử dụng cho âm thanh stereo, có hỗ trợ công nghệ Parametric Stereo – PS để người dùng có được chất lượng âm thanh tương tự MP3 dù tập tin có dung lượng nhỏ hơn rất nhiều.

File AC3

Định dạng âm thanh AC3 (Audio Coding 3) khá phổ biến trên các đĩa DVD vì có khả năng mở rộng hệ thống âm thanh vòm. Định dạng này tạo được sự trung thực nhờ cho phép số hóa âm thanh với tần số thấp hơn nên có thể đảm bảo được chất lượng.

Định dạng AC3 thường dùng cho các đĩa DVD
Định dạng AC3 thường dùng cho các đĩa DVD

Hiện nay, định dạng file AC3 được ứng dụng trong âm thanh máy tính cũng như hầu hết các loại nhạc chuông, âm báo… trên điện thoại di động.

Định dạng MP2

Định dạng MP2 được phát triển bởi MPEG là cách nén âm thanh làm mất dữ liệu. Thông thường MP2 được sử dụng cho việc phát sóng âm thanh, sử dụng cho các đài phát thanh, các chương trình phát sóng truyền hình kỹ thuật số.

PCM

Định dạng âm thanh PCM (Pulse-Code Modulation) là khởi nguồn cho các loại âm thanh analog (được dùng trong các đĩa CD, DVD). Định dạng file này không qua các công đoạn nén do đó có chất lượng âm thanh vô cùng tốt.

Một số câu hỏi liên quan đến các định dạng file âm thanh

Có định dạng file âm thanh MP1 không?

Thực tế, chúng ta có cả định dạng file MP1, MP2, MP3 nhưng MP1 có chất lượng không tốt nên hiện tại nó không còn được sử dụng phổ biến bằng định dạng MP2, MP3.

Định dạng tốt nhất cho âm thanh là gì?

Định dạng file âm thanh không nén cho sóng âm thanh chân thực (âm thanh được thu và chuyển sang kỹ thuật số không qua xử lý thêm). Vì thế, âm thanh không nén được cho là loại hay nhất nhưng chúng lại có nhược điểm là dung lượng lớn nên không phải thiết bị nào cũng hỗ trợ được.

Định dạng âm thanh không nén cho chất lượng chân thực nhất
Định dạng âm thanh không nén cho chất lượng chân thực nhất

Các định dạng âm thanh như PCM, WAV, AIFF… đều cho chất lượng âm thanh tốt và hay.

Định dạng nào là dạng nén, định dạng nào không nén?

Hiện nay có 3 dạng file âm thanh:

  • Định dạng không nén: Không làm giảm chất lượng âm thanh nhưng kích thước lớn. Các đuôi cơ bản: PCM, WAV, AIFF.
  • Định dạng nén không giảm chất lượng: Âm thanh được đảm bảo, kích thước của file nhỏ hơn định dạng không nén nhưng vẫn cao hơn 2 – 5 lần loại định dạng nén giảm chất lượng. Các đuôi cơ bản: FLAC, ALAC,…
  • Định dạng nén làm giảm chất lượng: Tiết kiệm dung lượng bộ nhớ bởi nó có kích thước file thấp nhưng chất lượng âm thanh không cao. Các đuôi cơ bản: MP3, AAC, OGG,…

Có thể chuyển định dạng file âm thanh không?

Để thực hiện việc chuyển đổi các định dạng âm thanh thì bạn cần sử dụng phần mềm, trang Web hỗ trợ. Một số phần mềm giúp đổi đuôi âm thanh, video nhanh chóng như HandBrake, Format Factory, Total Video Converter,…

Nên dùng định dạng nào cho dàn âm thanh?

Lựa chọn định dạng cho dàn âm thanh theo mục đích sử dụng
Lựa chọn định dạng cho dàn âm thanh theo mục đích sử dụng

Lựa chọn định dạng cho dàn âm thanh sẽ phụ thuộc vào mục đích sử dụng:

  • Khi thu âm để chỉnh sửa: Nên sử dụng định dạng không nén để giữ âm thanh chân thực, có thể xử lý khi cần thiết.
  • Khi nghe nhạc với chất lượng âm thanh tốt, độ trung thực cao: Sử dụng định dạng nén không làm giảm dung lượng (thiết bị lưu trữ cần có dung lượng lớn).
  • Khi nghe nhạc không có yêu cầu quá cao về chất lượng, tiết kiệm dung lượng: Sử dụng định dạng nén có làm giảm chất lượng, MP3 là định dạng phổ biến, hầu hết các dàn âm thanh đều có thể đọc được.

Kết luận

Vừa rồi là các định dạng âm thanh phổ biến và một số câu hỏi có liên quan giúp bạn lựa chọn được định dạng phù hợp với mục đích, nhu cầu của mình. Theo dõi Website của chúng tôi để biết thêm thật nhiều thông tin bổ ích, hẹn gặp các bạn trong các bài viết tiếp theo!

bac80

[adsense_block_detail]

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Read also x

Website đang trong quá trình chạy thử nghiệm

Website đang chạy thử nghiệm