Tổng hợp 10+ định dạng hình ảnh phổ biến nhất hiện nay

Tổng hợp 10+ định dạng hình ảnh phổ biến nhất hiện nay

Các hình ảnh khi được tạo ra sẽ được lưu lại với những định dạng khác nhau, phục vụ cho từng công việc cụ thể. Theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi để hiểu những đuôi định dạng hình ảnh phổ biến nhất hiện nay cũng như ưu và nhược điểm của từng loại.

Đuôi định dạng của tập tin hình ảnh là gì?

Đuôi định dạng hình ảnh là tập hợp những hình ảnh được đặt tên, lưu trữ trong máy tính theo dạng là một hoặc nhiều chuỗi ký tự. Mỗi hình ảnh có thể được lưu trữ thành file dưới các định dạng khác nhau, phù hợp với từng mục đích sử dụng.

Định dạng hình ảnh là cách đặt tên cho ảnh theo từng mục đích sử dụng
Định dạng hình ảnh là cách đặt tên cho ảnh theo từng mục đích sử dụng

Mỗi hệ điều hành thường có quy định về phần đuôi tệp tin hình ảnh riêng. Hiện nay người ta phân loại định dạng hình ảnh thành 2 dạng cơ bản bao gồm:

  • Dạng tập tin làm mất dữ liệu: Những định dạng tập hình ảnh được lưu trữ dưới dạng nén dữ liệu và dễ bị mất mát thông tin.
  • Dạng tập tin bảo toàn dữ liệu: Những tập hình ảnh được định dạng dưới dạng nén dữ liệu để không bị mất thông tin.

Ngoài ra, người ta còn có khái niệm về tập tin file vector và file raster (phương thức nén hình ảnh) với một số sự khác nhau trong quá trình sử dụng:

  • Tập tin file raster: Được xây dựng bởi các pixel hoặc khối riêng lẻ tạo hình ảnh (JPEG, GIF và PNG). Những bức ảnh thuộc dạng này thường không thể thay đổi kích thước bởi sẽ ảnh hưởng hưởng đến độ phân giải nên cần lưu lại ở kích thước chính xác nhất.
Sự khác nhau của file ảnh dạng raster và vector
Sự khác nhau của file ảnh dạng raster và vector
  • Tập tin file vector: Có tính linh hoạt tốt hơn bởi nó được tạo thành do các công thức tỷ lệ (EPS, AI và PDF). Tệp hình ảnh này có khả năng thay đổi kích thước theo nhu cầu sử dụng mà không làm ảnh hưởng đến độ phân giải.

Những định dạng hình ảnh phổ biến phổ biến hiện nay

Chúng ta thường quen thuộc với các đuôi file hình ảnh như JPG, JPRG, GIF, PNG,… Tuy nhiên, ngoài những định dạng này còn có nhiều đuôi khác với những thuộc tính riêng, phù hợp từng mục đích sử dụng, có thể kể đến như:

Đuôi JPEG và JPG

JPEG và JPG là 2 định dạng hình ảnh phổ biến nhất hiện nay, được thực hiện theo phương pháp nén ảnh 16 bit nên có thể hiển thị hàng triệu màu sắc khác nhau. Đuôi file hình ảnh có thể cho các hình ảnh kết hợp ánh sáng khác nhau, thêm sống động. 

Ưu điểm:

  • Định dạng cho phép hiển thị hình ảnh đầy đủ màu sắc, hình ảnh sống động hơn.
  • Công nghệ nén linh hoạt dù ảnh có dung lượng thấp nhưng vẫn cho chất lượng ảnh tốt.
  • Các hình ảnh tải trên Website tốn ít dung lượng lưu trữ, tốc độ tải nhanh hơn.

Nhược điểm: Định dạng hình ảnh JPEG và JPG dễ bị giảm độ phân giải khi giảm kích thước tệp khiến ảnh dễ bị vỡ, mờ.

Đặc điểm của định dạng hình ảnh JPEG
Đặc điểm của định dạng hình ảnh JPEG

Chúng ta có thể sử dụng định dạng này cho ảnh trên các Website, soạn thảo tài liệu trên Microsoft Office, mạng xã hội,… Đuôi JPEG phổ biến trong các hình ảnh tĩnh, hiển thị các hình ảnh có màu sắc phức tạp.

Định dạng hình ảnh PNG

Đây cũng là một trong những đuôi file hình ảnh cực phổ biến hiện nay. PNG sử dụng công nghệ nén không bị hao hụt dưới dạng 8bit hoặc 24bit giúp đảm bảo chất lượng hình ảnh gần như ở mức tuyệt đối.

Ưu điểm:

  • Cho chất lượng tốt, có thể chỉnh sửa ở cùng định dạng hoặc các định dạng khác mà không làm giảm chất lượng của hình ảnh.
  • Được sử dụng để lưu trữ hình ảnh trong suốt (tách nền).
  • Có khả năng tương thích với hầu hết các thiết bị, ứng dụng.

Nhược điểm: Định dạng hình ảnh PNG không thích hợp để in bởi nó cho độ phân giải thấp.

Đuôi hình ảnh PNG tạo nguồn dữ liệu phong phú cho mảng thiết kế ảnh, cho khả năng tạo được hình ảnh độc đáo, sinh động trên Website với chất lượng cao.

Đặc điểm của định dạng tệp hình ảnh PNG
Đặc điểm của định dạng tệp hình ảnh PNG

Định dạng GIF

Định dạng GIF của hình ảnh sử dụng công nghệ bitmap, thường được sử dụng cho những ảnh dưới 256 màu sắc/khung hình. Hình ảnh được lưu ở dạng GIF thường là ảnh động.

Ưu điểm:

  • Đuôi file này thuộc file vector (nén bảo toàn dữ liệu) nên dữ liệu ảnh được bảo toàn, không làm thay đổi chất lượng hình ảnh.
  • Có thể sử dụng những định dạng hình ảnh GIF khi đường truyền internet không ổn định.
  • Ảnh GIF thể hiện ít màu sắc nên sẽ nhẹ hơn định dạng tập hình ảnh ở dạng JPEG.

Nhược điểm: Do số lượng màu của ảnh GIF hạn chế nên kích thước của tệp có thể bị giảm mạnh.

Hình ảnh dạng GIF thường phổ biến với các dự án Web, phù hợp với những hình ảnh nhanh chóng, không cần độ phân giải lớn, được ứng dụng rộng rãi trên mạng xã hội…

Định dạng hình ảnh TIFF

TIFF thuộc phương thức nén hình ảnh bảo toàn dữ liệu nên làm cho kích thước của file tổng thể lớn hơn, cho chất lượng hình ảnh cao hơn. Định dạng TIFF tương thích với nhiều ứng dụng chỉnh sửa phổ biến hiện nay.

Đuôi tệp hình ảnh TIFF
Đuôi tệp hình ảnh TIFF

Ưu điểm:

  • Chất lượng hình ảnh được bảo toàn, dữ liệu ảnh được duy trì bất kể tần suất sao chép, lưu lại hoặc nén tệp gốc nhiều lần.
  • Có khả năng phục hồi chất lượng hình ảnh sau khi người dùng thực hiện các thao tác chỉnh sửa, thường được sử dụng để lưu ảnh khi in.

Nhược điểm: Tệp TIFF có tốc độ tải hình rất chậm, không phù hợp để sử dụng trên Web.

Tệp TIFF được ưu tiên trong một số công việc như in ảnh kỹ thuật số với chất lượng ảnh cao, tạo bản scan chất lượng cao, phù hợp với các file ảnh có nhiều layer…

Định dạng hình ảnh PSD

Đuôi PSD là tập hình ảnh được lưu dưới dạng định dạng gốc (gồm các layer) được xuất ra từ phần mềm Adobe Photoshop. Với đuôi hình ảnh này cho phép bạn giữ lại các thao tác đã thực hiện với hình ảnh nên rất thuận tiện khi cần chỉnh sửa.

Ưu điểm:

  • Có thể chỉnh sửa các layer đơn lẻ mà không ảnh hưởng đến những layer khác của ảnh.
  • Có thể chia sẻ file cho bất cứ người chỉnh sửa nào, thực hiện việc chỉnh sửa mà không giới hạn số lần, phù hợp với những phần mềm chỉnh sửa hình ảnh, ứng dụng đồ họa…
Định dạng hình ảnh dạng PSD
Định dạng hình ảnh dạng PSD

Nhược điểm: Ảnh PSD hoạt động với hình ảnh raster nên chất lượng của hình ảnh có thể bị giảm đi khi thu nhỏ hoặc phóng lớn.

Định dạng hình ảnh PDF

Đây là dạng đuôi lưu hình ảnh di động có thể chứa cả các văn bản, hình ảnh, siêu liên kết, các video,… Tệp PDF giúp lưu trữ, truyền tải thông tin phù hợp với mọi ứng dụng, mọi thiết bị, ở mọi nơi.

Ưu điểm:

  • Có khả năng hiển thị cùng nội dung, bố cục trên các hệ điều hành, thiết bị, phần mềm khác nhau.
  • Có dung lượng lưu trữ thấp nên không bị nặng cho ổ cứng của thiết bị.
  • Có thể xem mà không cần các phần mềm chỉnh sửa thiết kế, có thể thực hiện các thao tác khác trên tệp.
  • Tính bảo mật cao khi cài đặt chế độ cấm in, cấm chỉnh sửa,…

Định dạng hình ảnh PDF thường được sử dụng trong các mẫu hướng dẫn sử dụng, các loại ebook, tời rơi,… Một số Website được lưu dưới dạng PDF để lưu lại đầy đủ, thuận tiện hơn khi cần tham khảo.

Đuôi hình ảnh EPS

File hình ảnh được tạo ra khi sử dụng phần mềm Adobe Illustrator (Ai) bao gồm các hình ảnh, bản vẽ, các bố cục,… Các tập tin EPS có thể chứa cả văn bản hoặc đồ họa, các hình ảnh preview bitmap.

Định dạng tập hình ảnh EPS trong Ai
Định dạng tập hình ảnh EPS trong Ai

Ưu điểm:

  • Tạo ra các hình ảnh với chất lượng tuyệt vời, độ phân giải cao (nén dữ liệu ở định dạng vector).
  • Định dạng EPS cũng là tệp phổ quát tương tự PDF nên có thể mở các hình ảnh đồ họa vector đã được thiết kế trong mọi trình chỉnh sửa thiết kế.

Đuôi file EPS được ứng dụng phổ biến trong các file đồ họa để chứa được văn bản, hình ảnh với chất lượng tốt nhất.

Định dạng hình ảnh AI

Định dạng tập hình ảnh AI độc quyền được phát triển bởi Adobe cho khả năng mô tả các bản vector đơn thuần bằng định dạng PDF, EPS. Định dạng ảnh .AI hiện nay đang được các nhà thiết kế ưa thích và trở thành định dạng tệp hình ảnh đáng tin cậy phù hợp cho tất cả các dự án  (từ Web đến in ấn,…).

Ưu điểm:

  • AI là loại tệp dễ thao tác, nó tạo ra các tác phẩm nghệ thuật dưới dạng file vector, bảo toàn dữ liệu.
  • Định dạng có thể tạo tất cả các loại tệp hình ảnh mà chúng tôi đã kể trên.

Định dạng AI được sử dụng để thiết kế các tấm biển quảng cáo, làm logo, banner,…

Định dạng hình ảnh INDD

Đây là định dạng dành cho các tệp hình ảnh lớn được tạo ra và lưu lại trong phần mềm Adobe Indesign. INDD được dùng khi tạo các ấn phẩm lớn (báo, tạp chí, sách điện tử,…).

Định dạng hình ảnh INDD
Định dạng hình ảnh INDD

Các tệp trong Adobe như Photoshop hay Illustrator có thể kết hợp trong Adobe Indesign để tạo nên các thiết kế giàu nội dung, kiểu chữ hiện đại, đồ họa, thông tin định dạng, bố cục phức tạp,…

Đuôi tệp RAW

Định dạng hình ảnh này lưu lại những dữ liệu ảnh được cảm biến của máy ảnh khi lại khi thực hiện thao tác chụp. Đây là những bức ảnh “thô” chưa được xử lý, ảnh chụp sau khi chuyển sang bộ nhớ tạm sẽ lưu lại thành 1 file với đuôi RAW. Có thể hiểu một cách đơn giản, RAW chính là định dạng đầu tiên của hình ảnh khi nó được tạo ra.

Sau khi chụp, nếu bạn tải ảnh này lên thiết bị mới, chỉnh sửa bằng phần mềm và lưu lại với các đuôi vừa được liệt kê thì file ảnh mới thay đổi định dạng.

Ưu điểm:

  • Hình ảnh được lưu lại với chất lượng cao nhất, độ sáng, độ tương phản được giữ nguyên.
  • Dễ dàng chỉnh sửa đặc biệt là với những hình ảnh bị phơi sáng.
  • Thể hiện mọi yếu tố của file ảnh trước khi xử lý, không làm mất các chi tiết hình ảnh nhỏ. Nhưng để sử dụng hình ảnh thì người dùng cần chuyển chúng sang loại tệp raster hoặc file vector.
Định dạng file ảnh RAW gốc của những bức ảnh sau khi chụp
Định dạng file ảnh RAW gốc của những bức ảnh sau khi chụp

Định dạng hình ảnh HEIC

HEIC là định dạng cho hiệu suất cao thường được trang bị cho iPhone và các thiết bị khác có sử dụng hệ điều hành Android. Định dạng này có ưu điểm đó là mang lại hình ảnh với kích thước (dung lượng) nhỏ nhưng vẫn có chất lượng cao hoặc bằng hình ảnh định dạng JPG.

Định dạng HEIC được dùng cho iPhone, iPad có hệ điều hành từ iOS 11, các smartphone chụp ảnh… Các hình ảnh sẽ được lưu lại với hiệu suất cao khi sử dụng đuôi HEIC.

Đuôi tệp hình ảnh SVG

Đuôi SVG được sử dụng cho các hình ảnh đồ họa vector 2 chiều, phổ biến trên các trang mạng xã hội. Ưu điểm của đuôi hình ảnh này đó là nó cho phép người dùng thu phóng ảnh một cách thoải mái mà không lo ảnh bị giảm chất lượng.

Ngoài ra, đuôi SVG có kích thước file nhỏ, dễ nén và hỗ trợ trên hầu hết các trình duyệt, thuận tiện trong quá trình làm việc, thực hiện các thao tác.

Định dạng SVG được sử dụng cho các hình ảnh trong các Website đơn giản, ít chi tiết. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng định dạng này để vẽ các ảnh phức tạp nhưng sẽ mất nhiều thời gian với các thao tác phức tạp.

Đuôi hình ảnh SVG và những ứng dụng
Đuôi hình ảnh SVG và những ứng dụng

Cách đổi đuôi định dạng hình ảnh

Có rất nhiều đuôi hình ảnh, tương thích với những phần mềm, ứng dụng chỉnh sửa, thiết kế khác nhau. Trong một số trường hợp, để sử dụng được hình ảnh, chúng ta cần thực hiện việc đổi đuôi của file hình ảnh.

Đuôi hình ảnh phù hợp với từng mục đích sử dụng

Nếu sử dụng sai định dạng tệp hình ảnh có thể khiến cho chất lượng hình ảnh bị giảm sút, thiết bị/ứng dụng của bạn không thể đọc được hình ảnh và dễ làm treo máy. Vì thế, hãy sử dụng hình ảnh với định dạng đúng như sau:

Định dạng tệp ảnh Thích hợp cho
JPEG Hình ảnh trên Website hoặc Blog
GIF Hình ảnh trên Web, ảnh động, các clip art…
PNG Hình ảnh Web, thiết kế các logo, line art…
TIFF Hình ảnh in ấn
PSD, EPS, IDNN, AI Hình ảnh thiết kế trong Adobe gồm Photoshop, Illustrator, Indesign

Cách đổi  định dạng hình ảnh

Để có thể đổi đuôi của tệp hình ảnh, bạn có thể thực hiện các thao tác dưới đây:

  • Bước 1: Lựa chọn file ảnh cần thực hiện đổi đuôi
  • Bước 2: Click vào file, chọn nhấn chuột phải và chọn RENAME hoặc ấn F2 để đổi tên cho file.
  • Bước 3: Xóa phần đuôi ảnh (sau dấu chấm) và đổi sang định dạng khác.
  • Bước 4: Nhấn YES để hoàn thành thao tác đổi đuôi tệp hình ảnh.
Thực hiện chuyển đuôi tệp hình ảnh phù hợp với nhu cầu
Thực hiện chuyển đuôi tệp hình ảnh phù hợp với nhu cầu

Gợi ý một số phần mềm đọc đuôi hình ảnh

Nếu muốn hình ảnh hiện đuôi thì bạn mở file ảnh trên máy tính rồi chọn VIEW → FILE NAME EXTENSIONS để hiện thị đuôi của tập hình ảnh. Trong một số trường hợp máy không hiển thị đuôi tệp thì bạn có thể sử dụng một số phần mềm đọc đuôi hình ảnh như:

  • Windows Photo Viewer: Trình duyệt xem và mở ảnh có tính năng xem ảnh, xoay ngang, lật ảnh hoặc chỉnh sửa ảnh, sửa video khi nâng cấp lên Windows 10.
  • Image Glass: Hỗ trợ xem ảnh trên máy tính cho các định dạng hình ảnh GIF, PNG,… với giao diện dễ sử dụng, nhiều tính năng, phù hợp với nhiều hệ điều hành.
  • Irfan: Phần mềm đơn giản, tính năng phong phú, có thể phóng to hình ảnh mà không bị vỡ hình nên bạn có thể phóng to ảnh để xem kỹ các chi tiết.

Kết luận

Bài viết vừa rồi, chúng tôi đã tổng hợp những chi tiết, mục đích sử dụng của từng định dạng hình ảnh phổ biến nhất hiện nay. Mong rằng với những thông tin này sẽ hữu ích, nâng cao hiệu quả cho quá trình sử dụng hình ảnh của quý vị.

bac80

[adsense_block_detail]

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Read also x

Website đang trong quá trình chạy thử nghiệm

Website đang chạy thử nghiệm