Công nghệ thực tế ảo và những ứng dụng trong đời sống

Công nghệ thực tế ảo và những ứng dụng trong đời sống

Công nghệ thực tế ảo là một công nghệ hiện đại ngày nay mang lại nhiều lợi ích trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống. Cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về công nghệ thực tế ảo trong bài viết dưới đây nhé!

Tìm hiểu về công nghệ thực tế ảo

Thực tế ảo là cụm từ, thuật ngữ được sử dụng để nói về môi trường giả lập mà con người tạo ra. Người ta sử dụng các phần mềm chuyên dụng và các thiết bị thông minh để tạo ra môi trường giả lập đó.

Thực tế ảo VR là công nghệ mô phỏng hiện đại hàng đầu hiện nay
Thực tế ảo VR là công nghệ mô phỏng hiện đại hàng đầu hiện nay

Khái niệm và đặc điểm của thực tế ảo là gì?

VR (Tiếng Anh là Virtual Reality) nói về môi trường mô phỏng 3D bằng các phần mềm chuyên dụng được điều khiển bởi hệ thống máy tính cấu hình cao.

Sử dụng kính 3 chiều (kính thực tế ảo) sẽ giúp chúng ta nhìn thấy những hình ảnh và một số hiệu ứng khác (âm thanh, mùi, xúc giác…) mang lại cảm giác như thật.

Đặc điểm nổi bật và quan trọng nhất của công nghệ VR đó chính là tính tương tác với thời gian thật. Hiểu một cách đơn giản thì không gian ảo (khi quan sát, cảm nhận qua kính) phải trùng khít và hòa quyện cùng thời gian như ngoài đời thực, mang lại cảm giác chân thực nhất.

Ngoài công nghệ VR thì hiện nay người ta còn có một khái niệm khác đó là thực tế ảo tăng cường AR. AR – Augmented Reality là cụm từ mô tả trạng thái vật lý xung quanh chúng ta nhưng đã được chèn thêm một số chi tiết ảo hóa (bằng smartphone, máy tính hoặc các thiết bị điện tử khác). 

Ví dụ về công nghệ AR đó chính là game Pokemon GO từng nổi đình đám một số năm trước đây. Người chơi sẽ quan sát, điều khiển, thu thập các Pokemon trong game bằng cách tìm kiếm không gian xung quanh (lấy từ hình ảnh thực tế do camera điện thoại thu được).

Pokemon Go là một ứng dụng của công nghệ thực tế ảo tăng cường AR
Pokemon Go là một ứng dụng của công nghệ thực tế ảo tăng cường AR

Chúng ta có thể hiểu VR tạo ra môi trường hoàn toàn ảo còn AR dựa trên không gian thật và thêm một số yếu tố ảo. Bởi vậy, VR và AR không phải là đối thủ, ngược lại chúng tồn tại song song nhau.

Tham khảo: Trí tuệ nhân tạo và ứng dụng của trí tuệ nhân tạo

Các thành phần của công nghệ thực tế ảo VR

Hệ thống VR để có thể hoạt động tốt và tối ưu cần có sự kết hợp của các thành phần gồm:

Phần mềm – SW

Đây chính là linh hồn của công nghệ thực tế ảo nói riêng và của bất cứ hệ thống máy tính hiện đại nào. Các phần mềm của mỗi VR bất kỳ cần phải đảm bảo 2 công dụng chính là tạo hình và mô phỏng.

Đối tượng của VR sẽ được mô hình hóa trên phần mềm hoặc chuyển sang từ các mô hình 3D. Phần mềm SW của VR sẽ mô phỏng động lực, ứng xử,… của đối tượng đó.

Phần cứng – HW

Đây là hệ thống các máy tính với cấu hình đồ họa mạnh mẽ, các thiết bị đầu vào cùng các thiết bị đầu ra. Trong đó quan trọng nhất là:

  • Thiết bị đầu vào (Input Devices) bao gồm có những thiết bị có khả năng kích thích các giác quan, tạo cảm giác về sự hiện hữu của đối tượng nào đó trong thế giới ảo.
  • Thiết bị đầu ta (Output Devices) sẽ bao gồm những hiển thị đồ họa giúp chúng ta có thể nhìn được đối tượng 3D. Người ta sử dụng các thiết bị âm thanh như loa để nghe được âm thanh vòm, các bộ phản hồi cảm giác tạo xúc giác cho người sử dụng về đối tượng, bộ phận phản hồi xung lực tạo các tác động khác (đạp xe, đi đường xóc,…).
Các thiết bị hỗ trợ giúp công nghệ VR chân thực hơn
Các thiết bị hỗ trợ giúp công nghệ VR chân thực hơn

Ngoài các thành phần chính kể trên, một hệ thống VR cần có thêm mạng liên kết, người dùng cũng như các ứng dụng khác.

Ứng dụng thực tế của công nghệ thực tế ảo

Công nghệ VR mang lại những trải nghiệm mới mẻ, độc đáo cho người dùng. Với những trải nghiệm này thì người dùng có thể tiếp nhận các tương tác thực tế, tạo nên sự hấp dẫn cũng như tương tác trong các môi trường ảo mà họ tham gia.

Hiện nay, công nghệ thực tế ảo VR được ứng dụng khá phổ biến trong nhiều lĩnh vực khác nhau của cuộc sống (giáo dục, nghệ thuật, giải trí,…). Ngoài ra, công nghệ này còn đang được nghiên cứu, phát triển trong sản xuất, ngành robot, hiển thị thông tin trong khai thác, thăm dò khoáng sản, hiển thị thông tin khối…

Công nghệ VR trong giải trí

Trải nghiệm phim sống động hơn nhờ công nghệ VR
Trải nghiệm phim sống động hơn nhờ công nghệ VR

Đây có lẽ là ứng dụng phổ biến và quen thuộc nhất từ khi công nghệ thực tế ảo ra đời đến nay. Người dùng sử dụng công nghệ VR để tham gia, trải nghiệm vào không gian ảo của một trò chơi, các video giải trí, khám phá thế giới, khoa học viễn tưởng,…

Ưu điểm lớn nhất của việc ứng dụng công nghệ VR vào lĩnh vực giải trí đó là tạo được cảm giác chân thật. Mọi thứ diễn ra trong game, video… sẽ tương tác mạnh mẽ đến cảm giác con người, chúng ta cảm nhận được mọi thứ diễn ra như trong đời thật.

Ví dụ, khi xem phim bằng công nghệ thực tế ảo VR, bạn sẽ có thể di chuyển quanh không gian phim. Có thể quay đầu để thay đổi góc nhìn sang trái, sang phải,… Điều này là không thể nếu như bạn xem một bộ phim 2D ngoài rạp hoặc xem phim tại nhà.

Ứng dụng công nghệ thực tế ảo trong ngành du lịch

Với công nghệ VR, người ta có thể tạo được những bối cảnh 3 chiều tương tự như trong thực tế. Công nghệ hình ảnh 3D giúp tái hiện các kỳ quan thiên nhiên, danh lam… và với kính 3 chiều chúng ta có thể tham quan mà không cần phải đi đâu xa.

Khám phá các vùng đất bằng công nghệ 3D chân thực
Khám phá các vùng đất bằng công nghệ 3D chân thực

Bên cạnh đó, những tích hợp bao gồm các hệ thống khác sẽ tạo ra gió, nước, ánh sáng, rung,… như thật, tăng cảm xúc cho con người khi trải nghiệm.

Ứng dụng công nghệ thực tế ảo trong lĩnh vực bất động sản

Một trong những ứng dụng khác khá phổ biến hiện nay của công nghệ VR đó chính là trong bất động sản. Người ta sử dụng công nghệ 3D để giúp khách hàng tham quan các kiến trúc từ xa. Có thể xem chi tiết bối cảnh căn hộ hoặc tòa nhà nhờ hệ thống 3 chiều hiện đại.

Nhờ vậy, người dùng sẽ có được cái nhìn tổng quát hơn, chính xác hơn về những gì sẽ được tạo ra trước khi đưa ra quyết định đầu tư. Tuy nhiên, hiện nay việc ứng dụng công nghệ VR vào lĩnh vực bất động sản còn chưa phổ biến, chủ yếu vì lý do chi phí. Nhưng với khả năng di động và xu hướng của thời đại thì công nghệ VR sẽ ngày càng phổ biến và phát triển hơn.

Công nghệ thực tế ảo giúp mô tả bối cảnh, quy mô bất động sản
Công nghệ thực tế ảo giúp mô tả bối cảnh, quy mô bất động sản

Tại nước ta, công nghệ thực tế ảo VR cũng đã được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực. Gần đây, các doanh nghiệp còn sử dụng công nghệ VR trong sản xuất, kinh doanh (sử dụng công nghệ VR giúp giám sát, quản lý và nâng cao hiệu suất lao động, quảng bá thương hiệu, sản phẩm và dịch vụ của mình,…).

Lời kết

Vừa rồi là những thông tin cơ bản nhất về công nghệ thực tế ảo VR mà chúng tôi tổng hợp được. Mong rằng bài viết sẽ hữu ích đối với bạn và có thể mang lại nhiều trải nghiệm tốt hơn trong cuộc sống khi tiếp cận với công nghệ VR.

bac80

[adsense_block_detail]

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Read also x

Website đang trong quá trình chạy thử nghiệm

Website đang chạy thử nghiệm