Bệnh trầm cảm là gì? Tác động của bệnh trầm cảm với cuộc sống

Bệnh trầm cảm là gì? Tác động của bệnh trầm cảm với cuộc sống

Bệnh trầm cảm là một căn bệnh rối loạn tâm thần phổ biến trên phạm vi toàn thế giới. Trầm cảm là căn bệnh nguy hiểm vì mang lại nhiều tác động đến tinh thần, thể xác, thậm chí đến các chức năng sống cùng khả năng cảm thụ niềm vui trong đời sống của bệnh nhân.

trầm cảm là gì

Trầm cảm là căn bệnh về tâm thần phổ biến trên thế giới

Trầm cảm là gì?

Như đã nói ở trên, bệnh trầm cảm là một căn bệnh rối loạn về tâm thần thường gặp ở con người. Căn bệnh này ai cũng có thể mắc, không phân biệt giới tính hay độ tuổi. Thông thường những người mắc bệnh trầm cảm đều phải trải qua một biến cố lớn của cuộc đời như: nợ nần, thất nghiệp, phá sản…hoặc gặp phải các vấn đề tác động mạnh và tạo ra thách thức lớn đến đời sống hàng ngày của họ.

Khá là khó để xác định nguyên nhân cụ thể gây ra chứng trầm cảm, tuy nhiên nếu xét về các yếu tố gây nguy cơ mắc bệnh trầm cảm thì ta có thể liệt kê một vài nguyên nhân như dưới đây:

  • Từng mắc phải bệnh lý hoăc chấn thương gây tổn thương đến não.
  • Dùng các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia hoặc các chất tổn hại đến thần kinh như ma túy, bóng cười…
  • Do căng thẳng kéo dài và chịu áp lực đến từ các vấn đề trong cuộc sống.
  • Do não bộ bị rối loạn hoạt động của các chất dẫn truyền thần kinh có trong não bộ, hoặc do liên quan đến nhóm sinh học, môi trường sống, áp lực tâm lý…

Rối loạn trầm cảm thường không chỉ dừng lại ở sức khỏe về mặt tinh thần mà còn ảnh hưởng đến các sức khoẻ ở mặt thể chất và các mối quan hệ gia đình – xã hội.

trầm cảm ở tuổi dậy thì

Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến bệnh trầm cảm

Các mức độ của bệnh trầm cảm

Vậy thì bệnh trầm cảm có mấy giai đoạn? Hiện nay người ta cũng chia căn bệnh này thành 3 mức độ bao gồm:  Nhẹ – Vừa – Nặng.

Giai đoạn trầm cảm nhẹ

Đối với mức độ này, triệu chứng về mặt tâm lý thường nhẹ và khó để ý, bạn có thể gặp một số các triệu chứng dưới đây:

  • Tâm trạng hay buồn bã, có thể xuất hiện triệu chứng hay khóc.
  • Không có động lực hay hứng thú trong mọi việc, thậm chí cả những việc nằm trong sở thích trước đây.
  • Rối loạn giấc ngủ, có thể ngủ quá nhiều hoặc quá ít.
  • Thay đổi khẩu vị ăn uống.
  • Thường xuyên mệt mỏi, các chuyển động cơ thể chậm chạp.
  • Hay cảm thấy thất vọng và tội lỗi về bản thân.
  • Khó có thể tập trung hơn trong công việc thường ngày.
  • Xuất hiện những ý nghĩ về cái chết và tự tử.

Giai đoạn trầm cảm vừa

Đối với giai đoạn trầm cảm vừa, các triệu chứng phía trên sẽ trở nên nghiêm trọng hơn, ngoài ra bạn có thể gặp thêm một số triệu chứng khác như là:

  • Nhạy cảm quá mức, dễ bị tổn thương lòng tự trọng.
  • Suy giảm năng suất và hiệu quả làm việc do không thể tập trung.
  • Cảm thấy bản thân chỉ là con người vô giá trị.
  • Luôn lo lắng một cách thái quá

Đến giai đoạn này việc phát hiện bệnh trầm cảm đã trở nên dễ dàng hơn do những tác động của các triệu chứng đã gây ra những ảnh hưởng nhất định với cuộc sống. Người mắc bệnh gây ra nhiều vấn đề trong khi làm việc, khả năng chăm sóc bản thân và gia đình, khó khăn trong việc giao tiếp với xã hội.

Giai đoạn trầm cảm nặng 

Với mức độ của bệnh trầm cảm nặng thì các triệu chứng đều có thể biểu hiện rõ ràng, thậm chí người thân quen cũng có thể nhìn thấy và phát hiện ra. Những triệu chứng thường gặp ở những bệnh nhân bị trầm cảm nặng:

  • Tâm trạng buồn bã, không có hứng thú với bất cứ điều gì kéo dài
  • Nhạy cảm và rất dễ bị kích động, mất tự tin vào bản thân.
  • Bắt đầu tự làm tổn thương mình hoặc những người xung quanh.
  • Cảm thấy bản thân mình vô dụng và xuất hiện những mặc cảm tội lỗi.
  • Xuất hiện những suy nghĩ và hành động làm tổn thương mình, thậm chí là tự tử.

Những người trầm cảm nặng nếu kèm theo chứng rối loạn thần có thể xảy ra các triệu chứng hoang tưởng, xuất hiện ảo giác về hình ảnh, những âm thanh lạ, tự tưởng tượng đến những điều tai họa sắp xảy ra với mình.

trầm cảm có nguy hiểm không

Có 3 mức độ trầm cảm với những triệu chứng khác nhau

Những đối tượng thường dễ mắc bệnh trầm cảm

Như đã nói ở trên, bệnh nhân mắc bệnh trầm cảm sẽ không phân biệt giới tính và độ tuổi, tuy nhiên theo thống kê thì đối tượng mắc bệnh trầm cảm nhiều nhất sẽ nằm trong độ tuổi từ 18 cho đến 45 tuổi. Nhóm đối tượng hay gặp vấn đề này phổ biến ở những người:

  • Nhóm người mắc các bệnh hay gặp vấn đề sang chấn tâm lý: Những người này thường trải qua những biến cố lớn trong cuộc đời hay gặp áp lực cuộc sống quá lớn.
  • Nhóm phụ nữ trầm cảm khi mang thai và trầm cảm sau sinh: Đây là giai đoạn cực kỳ nhạy cảm do hoocmon phụ nữ bị thay đổi nhanh chóng, áp lực về việc thay đổi vai trò trong gia đình và nhịp sống thường ngày…
  • Nhóm học sinh – sinh viên: Hay còn gọi là trầm cảm ở tuổi dậy thì, nguyên nhân của bệnh trầm cảm có thể là do áp lực về học hành, áp lực về thi cử, áp lực trước sự đánh giá của thầy cô và gia đình…
  • Nhóm người bị tổn thương về cơ thể: Những người không may xảy ra những khiếm khuyết với cơ thể, người mắc bệnh nguy hiểm…
  • Nhóm người lạm dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá…trong một thời gian dài.
  • Nhóm người gặp các vấn đề trong cuộc sống: thiếu đi những mối quan hệ hỗ trợ nhau, thiếu sự giao tiếp. Không biết cách ứng phó với những khó khăn trong cuộc sống, gặp những khó khăn và không tìm được giải pháp…

trầm cảm có mấy giai đoạn

Những người bệnh trầm cảm cần được thông cảm và yêu thương

Tác động của bệnh trầm cảm đến bệnh nhân

Đem lại những tác động tiêu cực đến cả sức khoẻ tinh thần và sinh khỏe thể chất của con người.

Tác động đối với tinh thần

Những ảnh hưởng rõ rệt của bệnh trầm cảm với đời sống tinh thần của bệnh nhân:

  • Khó có thể tập trung tinh thần nên giảm hiệu quả trong học tập hoặc công việc.
  • Ảnh hưởng đến giao tiếp và các mối quan hệ trong xã hội. Do người bệnh gặp khó khăn trong việc quản lý cảm xúc. Hay thu mình và đặt giới hạn trong các mối quan hệ giao tiếp.
  • Những người bị trầm cảm luôn tự làm tổn thương bản thân do họ tự đánh giá thấp chính mình. Cảm thấy mình luôn là người có lỗi hoặc không có giá trị. Nhất là khi người bệnh khuyết thiếu kỹ năng giao tiếp hoặc nguồn lực tinh thần.

Tác động đối với sức khỏe thế chất

Dưới đây là những tác động với cơ thể có thể thấy rõ ràng nhất của những bệnh nhân mắc bệnh này.

  • Giấc ngủ là thứ ảnh hưởng đầu tiên đến những người bệnh trầm cảm. Người mắc bệnh gặp vấn đề mất ngủ thường xuyên nên cơ thể luôn trong trạng thái mỏi mệt.
  • Ham muốn tình dục của những người bệnh cũng giảm đi.
  • Việc trầm cảm kéo dài tạo nên gánh nặng thế chất đế các bộ phận khác nhau trên cơ thể như tim, dạ dày, huyết áp…

Làm thế nào để ngăn ngừa bệnh trầm cảm?

Môi trường sống cùng áp lực tâm lý là một trong những nguyên nhân gây nên bệnh này, vậy nên xây dựng cho mình một môi trường và lối sống lành mạnh cũng là một cách giúp bạn ngăn ngừa bệnh trầm cảm, cụ thể:

Xây dựng chế độ sinh hoạt và sống lành mạnh

Một chế độ sống lành mạnh không chỉ giúp thể chất mà cả tinh thần của chúng ta đều trở nên thoải mái. Hãy vạch ra kế hoạch sống lành mạnh với một chế độ sinh hoạt đảm bảo:

  • Tập thể dục diễn ra thường xuyên và lâu dài.
  • Cắt giảm thời gian ở trên các trang mạng xã hội. Thay vào đó bạn có thể đi du lịch hoặc đi gặp gỡ, trò chuyện với những người thân quen.
  • Giảm thiểu những lựa chọn trong đời sống hàng ngày. Không nên suy nghĩ quá nhiều ở những điều và vấn đề đơn giản
  • Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều trái cây và rau quả. Hạn chế việc ăn những chất béo, nhiều đường và các loại thực phẩm chế biến sẵn.
  • Bỏ các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá…

Xây dựng thói quen sống tốt hơn

Ngoài việc điều chỉnh và xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh. Bạn cũng nên có những thay đổi nhất định trong thói quen sống của mình.

  • Học cách xây dựng những mối quan hệ bền chặt hơn. Việc có nguồn lực tinh thần từ những người thân quen và bạn bè. Giúp bạn giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh trầm cảm.
  • Giảm thiểu sự căng thẳng bằng việc học cách chia sẻ với người khác. Chấp nhận rằng mọi việc có thể diễn ra mà bạn không thể kiểm soát.
  • Tránh xa những người mà khiến bạn cảm thấy có tâm trạng tồi tệ.
  • Học cách lập kế hoạch cho bản thân và những phương án đối phó với nó, giảm bớt sự căng thẳng và sợ hãi về những chuyện sẽ xảy ra tương lai.

Hy vọng thông qua bài viết trên bạn đã biết được những thông tin hữu ích liên quan đến bệnh trầm cảm. Nếu gặp các vấn đề hoặc triệu chứng liên quan đến trầm cảm, đừng ngại chia sẻ nỗi lo của mình đến những người xung quanh và bác sĩ bạn nhé!

tuyet23

[adsense_block_detail]

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Read also x

Website đang trong quá trình chạy thử nghiệm

Website đang chạy thử nghiệm